Tag
Sân khấu nghệ thuật hoạt động rộn rã trở lại

Khán giả hết lòng ủng hộ nghệ sĩ bằng những việc làm thiết thực

Người Hà Nội 05/04/2022 12:31
aa
TTTĐ - Cùng với các ca mắc COVID-19 mới giảm mạnh, nhịp sống dần ổn định trở lại thì sân khấu nghệ thuật cũng đang bắt đầu hoạt động rộn rã sau thời gian dài bị ảnh hưởng. Khán giả có thể ủng hộ nghệ sĩ bằng những việc làm thiết thực, cụ thể để ngày trở lại đông vui và an toàn hơn bao giờ hết.
VTV3 mở rộng sân chơi cho các đối tượng khán giả

Ngày trở lại…

Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam vừa hoàn thiện và ra mắt vở kịch nói “Ông không phải là bố tôi”, của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

“Ông không phải là bố tôi” kể về một người đã chối bỏ vợ con, rồi sau bao năm xa cách với nhiều biến cố, ông lại tìm về gia đình. Tình cảm cha con, mối liên kết ruột thịt mới chớm được vun đắp, nhưng rồi lại đứng trước nguy cơ tan vỡ, đứt gãy do những mâu thuẫn, toan tính… Những thông điệp về sự thấu hiểu, sẻ chia, tình người mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch viết từ hơn 30 năm trước được tái hiện đầy đủ, sinh động trong bản dựng lần này.

Khán giả hết lòng ủng hộ nghệ sĩ bằng những việc làm thiết thực
Một cảnh trong vở kịch "Ông không phải là bố tôi"

Đặc biệt, vở kịch được dàn dựng với hai ê-kíp biểu diễn, do các nghệ sĩ được khán giả yêu mến nhiều năm thể hiện, như các gương mặt kỳ cựu: Nghệ sĩ ưu tú Đức Khuê, Nghệ sĩ ưu tú Hoa Thúy, Thanh Dương, Thanh Tú, Nguyệt Hằng, Anh Thơ và các diễn viên trẻ: Thanh Sơn, Thu Quỳnh, Lương Thu Trang, Quang Trọng, Lệ Quyên, Chí Huy, Đức Anh…

Sau khi ra mắt tại Hà Nội, vở kịch “Ông không phải là bố tôi” sẽ trình diễn phục vụ khán giả nhiều địa phương trên cả nước trong năm 2022.

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam thông tin đang dàn dựng và chuẩn bị ra mắt hai sản phẩm nghệ thuật mới là chương trình hòa nhạc “Đêm huyền ảo” và vở ballet “Hàm lệ minh châu” để phục vụ công chúng.

Cùng với vở nhạc kịch, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cũng sớm ra mắt chương trình hòa nhạc “Đêm huyền ảo” do nghệ sĩ Phan Mạnh Đức chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sĩ ưu tú Lê Tuấn Anh làm Giám đốc âm nhạc, nhạc sĩ Đỗ Phương làm Giám đốc sản xuất, dưới sự chỉ huy dàn nhạc của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

Các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam tích cực tập luyện để biểu diễn phục vụ khán giả
Các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam tích cực tập luyện để biểu diễn phục vụ khán giả

“Đêm huyền ảo” lấy ý tưởng từ tình yêu, sự lãng mạn, pha lẫn một chút buồn khi mùa hè đến, qua những tác phẩm kinh điển thế giới. Khán giả sẽ được thưởng thức aria “Queen of the night” trong vở opera “Cây sáo thần” (Mozart), trích đoạn vở opera “La Boheme” (Puccini) hay phần nhạc nền của nhà soạn nhạc Mendelssohn cho vở kịch “Giấc mộng đêm hè” (Shakespeare)…

Tham gia chương trình là các giọng ca opera hàng đầu Việt Nam hiện nay như Nghệ sĩ ưu tú Vành Khuyên, Nguyễn Huy Đức, Đào Tố Loan, Thế Tùng Lâm, Trần Trang, Ngô Hương Diệp, Bùi Trang, Trịnh Thanh Bình, Anh Vũ… và các nghệ sĩ Dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.

"Đức Long hát..." là tên gọi giản dị được NSƯT Đức Long chọn đặt cho liveshow riêng kỉ niệm 4 thập kỉ ca hát diễn ra vào tối 15/4 tới tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội. Giọng ca sinh năm 1957 chia sẻ, nhìn lại cuộc đời anh cho tới bây giờ đã sống hết mình với sự nghiệp ca hát, mọi thăng trầm vui buồn hay dấu ấn trong cuộc sống cũng đều liên quan mật thiết với âm nhạc. Vì vậy, chỉ một chữ "hát" thôi đã đủ gói gọn mọi thứ về con người anh. Với anh thì âm nhạc chính là cuộc đời của mình, còn anh thì sinh ra là để thuộc về nó.

Nghệ sĩ Đức Long và nghệ sĩ Thái Bảo
Nghệ sĩ Đức Long và nghệ sĩ Thái Bảo

NSƯT Đức Long tiết lộ, trong liveshow lần này, anh sẽ thể hiện những bài hát kinh điển đi cùng năm tháng, những ca khúc trữ tình nhạc xưa nổi tiếng và cả một số sáng tác mới mà theo anh nhận định là rất "tình". Việc đưa những ca khúc hoàn toàn mới vào liveshow cũng là cách để anh chứng minh cho khán giả thấy dù mình không còn trẻ nhưng chưa bao giờ ngưng nghỉ trên con đường tìm tòi và sáng tạo trong nghệ thuật.

Nhà hát Chèo Hà Nội cũng vừa khai trương vở chèo mới mang tên “Linh Từ Quốc Mẫu” hứa hẹn sẽ làm hài lòng những người yêu mến chèo Thủ đô. Cùng với đó là rất nhiều những chương trình ca múa nhạc, biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ đang ấp ủ, chờ được công bố và biểu diễn trong thời gian tới.

Để niềm vui kéo dài

Cùng với sự thích ứng linh hoạt, Hà Nội đã dần mở cửa nhiều hoạt động trong thời gian gần đây song ít nhiều các sự kiện chưa thể được rộn ràng, thoải mái thực sự bởi đợt cao điểm dịch bệnh vừa bùng lên vừa qua. Bây giờ, chúng ta bắt đầu có niềm tin mãnh liệt vào việc phục hồi kinh tế, xã hội thì việc các nhà hát, sân khấu dàn dựng những tiết mục mới, show diễn mới thực sự đáng mừng.

Các hoạt động nghệ thuật mang đến giá trị tinh thần cho công chúng sau đại dịch (Ảnh minh họa)
Các hoạt động nghệ thuật mang đến giá trị tinh thần cho công chúng sau đại dịch (Ảnh minh họa)

Như vậy, đời sống tinh thần của người Thủ đô sẽ nhanh chóng được lấp đầy, bù đắp sau thời gian dài thiếu vắng các sự kiện nghệ thuật. Suốt trong thời gian dịch bệnh, nghệ sĩ dù lao đao, dù bị ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, tinh thần, kĩ năng nghề nghiệp nhưng không hề mai một nhiệt huyết cống hiến, cháy bỏng cho đam mê nghệ thuật. Tình yêu được nuôi dưỡng, thử thách qua dịch bệnh giờ sẽ bung tỏa mãnh liệt thành những sản phẩm nghệ thuật chứa đựng đầy khao khát, đầy yêu thương, đầy trân trọng.

Chính vì thế, để góp phần phục hồi các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cũng là để mang đến luồng gió mới, xua tan những buồn đau u ám do dịch bệnh gây nên suốt thời gian qua đồng thời xốc dậy tinh thần, mong sớm đưa cuộc sống bình thường trở lại, công chúng nên tích cực ủng hộ nghệ sĩ trong những ngày dầu đầy khó khăn này.

Khán giả hãy tích cực ủng hộ nghệ sĩ bằng cách mua vé xem biểu diễn (Ảnh minh họa)
Khán giả hãy tích cực ủng hộ nghệ sĩ bằng cách mua vé xem biểu diễn (Ảnh minh họa)

Trước hết, thói quen của khá nhiều người cứ “trông chờ” vào vé miễn phí. Nghệ sĩ phải biểu diễn, phải bán được vé thì mới có thể sống, có thể hết mình cống hiến cho nghệ thuật. Điều đó đơn giản, ai cũng hiểu nên càng phải thông cảm hơn với nghệ sĩ khi suốt thời gian dài họ không có nguồn thu. Bản thân các đơn vị nghệ thuật cũng nỗ lực tìm nguồn xã hội hóa để có thể “sống khỏe”, phục vụ khán giả được nhiều hơn.

Vì thế, việc bỏ tiền mua vé chính là việc khán giả vừa ủng hộ nghệ sĩ vừa thể hiện trách nhiệm của người thụ hưởng nghệ thuật đồng thời là nhân tố thúc đẩy chất lượng biểu diễn đi lên. Điều này cũng góp phần tạo nên thành công của công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa, tạo điểm nhấn cho Thủ đô mà Hà Nội đang dày công thực hiện.

Khán giả vẫn đề cao ý thức phòng, chống dịch (Ảnh minh họa)
Khán giả vẫn đề cao ý thức phòng, chống dịch (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, dù các ca bệnh đã giảm nhiều nhưng không có nghĩa là môi trường công cộng đã thực sự an toàn. Để các hoạt động biểu diễn nghệ thuật thực sự vui vẻ, mang đến giây phút thư giãn sảng khoái cho khán giả thì mỗi người đến xem vẫn phải nâng cao ý thức phòng chống dịch. Đặc biệt, lối ứng xử văn minh, lịch sự vẫn nên được duy trì, phát triển để chúng ta sớm bắt nhịp trở lại với cuộc sống mới sau dịch.

Có như thế những buổi biểu diễn nghệ thuật mới là niềm vui, là niềm trông đợi của công chúng, mở ra những ngày vui kéo dài với mỗi người.

Happy Women thắp sáng sáng tài năng nghệ thuật Happy Women thắp sáng sáng tài năng nghệ thuật
Thành công trong nghệ thuật đòi hỏi phải có sự bứt phá Thành công trong nghệ thuật đòi hỏi phải có sự bứt phá
Triển khai Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 cho các bạn trẻ Triển khai Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 cho các bạn trẻ

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm