Tag

Khắc họa cuộc đời anh hùng mặc áo blouse trắng Đặng Văn Ngữ

Nghệ thuật 26/02/2025 09:37
aa
TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả thiếu nhi cuốn sách tranh “Đặng Văn Ngữ - Tận hiến cả cuộc đời”. Cuốn sách khắc họa cuộc đời vị anh hùng mặc áo blouse trắng Đặng Văn Ngữ, người đã tận hiến cho sự nghiệp y học, nghiên cứu thành công và sản xuất thuốc kháng sinh penicillin, góp phần to lớn trong việc điều trị cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Lãnh đạo quận Hoàng Mai tri ân các anh hùng liệt sĩ Tiếp nối, phát huy truyền thống của Thủ đô anh hùng Bệnh viện Quân y 175 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

Với lời kể ngắn gọn, súc tích của nhà báo Nguyễn Như Mai, tranh minh họa sinh động của họa sĩ Nguyễn Hoàng Tấn, độc giả sẽ được dõi theo cuộc đời của bác sĩ Đặng Văn Ngữ như một cuốn phim quay chậm.

Sinh năm 1910 trong một gia đình khá giả ở kinh thành Huế, ít ai biết rằng, thuở nhỏ, cậu bé Đặng Văn Ngữ từng là học sinh lẹt đẹt đứng cuối lớp, nhiều lần thi trượt, đến nỗi cha ông phẫn uất toan quyên sinh.

Lúc đó, cậu bé Đặng Văn Ngữ mới bừng tỉnh, chuyên tâm học hành và tiến bộ rõ rệt từng ngày. Những thành tích Đặng Văn Ngữ đạt được trở thành niềm tự hào của cha mẹ và cả gia tộc.

cuốn sách tranh “Đặng Văn Ngữ  - Tận hiến cả cuộc đời”. Cuốn sách khắc họa cuộc đời vị anh hùng mặc áo blouse trắng Đặng Văn Ngữ
Cuốn sách tranh “Đặng Văn Ngữ - Tận hiến cả cuộc đời” khắc họa cuộc đời vị anh hùng mặc áo blouse trắng Đặng Văn Ngữ

Sau đó, cậu bé Đặng Văn Ngữ được được gửi ra Hà Nội học. Năm 20 tuổi, chàng thanh niên Đặng Văn Ngữ đã thi đỗ cả hai bằng Tú tài bản xứ và Tú tài Tây, được học bổng vào thẳng trường Đại học Y Dược Đông Dương.

Bước chân vào giảng đường đại học, Đặng Văn Ngữ say mê nghiên cứu, đắm mình trong các phòng thí nghiệm. Năm 1937, Đặng Văn Ngữ tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, anh về Huế cưới vợ - vị ái nữ của cụ Tôn Thất Đàn, đẹp người đẹp nết.

Giữa lựa chọn ở lại Huế mở bệnh viện tư với việc ở lại trường làm phụ tá với mức trợ cấp ít ỏi, Đặng Văn Ngữ vẫn quyết định đưa vợ ra Hà Nội và về công tác tại trường. Nỗ lực của bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã kết trái ngọt.

Ông trở thành giảng viên người Việt đầu tiên, kiêm trưởng phòng thí nghiệm kí sinh trùng của Đại học Y Dược. Với 19 công trình khoa học được công bố, ông được xem là “nhà kí sinh trùng học hàng đầu Châu Á”.

Khắc họa cuộc đời anh hùng mặc áo blouse trắng Đặng Văn Ngữ

Sau đó, thầy giáo trẻ Đặng Văn Ngữ tiếp tục tu nghiệp tại Nhật Bản - đất nước có nhiều thành tựu về kí sinh trùng học thời bấy giờ. Ông hăm hở lao vào nghiên cứu các loại nấm, truy nguyên nguồn gốc bệnh lao, bệnh đường ruột…

Trong thời gian đó, quân đội Mỹ đã sử dụng penicillin để chữa bệnh cho quân nhân nhưng việc điều chế được giữ bí mật tuyệt đối. Ông đã nghiên cứu, tìm được giống penicillin ở Nhật và được Nhật ứng dụng vào thực tế.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Nam giành được độc lập. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, Giáo sư Đặng Văn Ngữ quyết tâm trở về quê hương, mang theo vật bất li thân là những ống nghiệm chứa mầm penicillin.

Khắc họa cuộc đời anh hùng mặc áo blouse trắng Đặng Văn Ngữ

Trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp, thuốc men, đặc biệt là kháng sinh chống nhiễm khuẩn vô cùng khan hiếm, chỉ bằng những vật dụng vô cùng thô sơ như ống tre, ống nứa, ông đã chế tạo được liều penicillin đầu tiên. Từ đây, các chế phẩm penicillin đã được sản xuất và chuyển ra tiền tuyến, kịp thời cứu chữa các thương binh Việt Nam.

Sau ngày giải phóng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ trở thành người sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Sốt rét, Kí sinh trùng và Côn trùng Việt Nam. Ông cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu kết hợp nhiều biện pháp phòng chống bệnh sốt rét và cuối cùng đã khống chế được ở miền Bắc.

Tại chiến trường miền Nam, bệnh sốt rét vẫn hành hạ chiến sĩ ta không kém gì bom đạn Mỹ. Giáo sư Đặng Văn Ngữ lãnh đạo một đoàn cán bộ của Viện vượt Trường Sơn vào miền Tây Thừa Thiên, lập trạm nghiên cứu tìm vacxin chống sốt rét ngay tại chỗ. Công việc vừa bắt đầu thì một trận bom B52 rải thảm của Mỹ làm cả trạm hi sinh. Đó là ngày 1/4/1967, khi ấy, Giáo sư Đặng Văn Ngữ mới 57 tuổi.

Khắc họa cuộc đời anh hùng mặc áo blouse trắng Đặng Văn Ngữ

Hướng đến lứa tuổi thiếu nhi, cuốn sách "Đặng Văn Ngữ - Tận hiến cả cuộc đời" kể lại cuộc đời của một trong những nhà khoa học tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỉ 20 dưới hình thức tranh truyện với ngôn từ dễ hiểu và hình minh họa sống động.

Cuốn sách "Đặng Văn Ngữ - Tận hiến cả cuộc đời" nằm trong bộ sách "Danh nhân khoa học Việt Nam" của NXB Kim Đồng. Bộ sách giới thiệu những gương mặt tiêu biểu trong giới khoa học Việt Nam thế kỉ 20 như: Đặng Văn Ngữ, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu (dự kiến trong năm 2025, ra mắt các ẩn phẩm tiếp theo: Nguyễn Văn Huyên, Lê Văn Thiêm, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Công Tiễu, Hoàng Xuân Hãn…).

Bằng những con đường khác nhau, trong những lĩnh vực khác nhau, họ đã đặt nền móng và xây đắp nên nền khoa học theo hướng hiện đại, góp phần lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bộ sách giúp độc giả trẻ tìm hiểu một cách vắn tắt, ngắn gọn về cuộc đời, con đường cống hiến sức lực, trí tuệ của thế hệ cha anh đi trước, từ đó truyền cảm hứng khám phá lịch sử dân tộc, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học, nuôi dưỡng tinh thần cống hiến, trách nhiệm xã hội cho thế hệ trẻ.

Đọc thêm

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xem thêm