Huy động mọi nguồn lực để chống dịch tả lợn Châu Phi
![]() |
Ông Trần Văn Răm tiến hành rắc vôi bột khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi
Bài liên quan
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 24 quận, huyện tại Hà Nội
Cần cấp đông thịt lợn dự trữ, tránh bất ổn cung cầu
Chấn chỉnh ngay hiện tượng lơ là, chủ quan với dịch tả lợn châu Phi
10 quận, huyện của Hà Nội tiếp tục tăng cường phòng chống bệnh sởi
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Ngô Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Cự Khối cho biết: Toàn quận Long Biên có 14 phường, trong đó đã có 5 phường phát hiện dịch tả lợn Châu Phi lưu hành. Riêng tại Phường Cự Khối, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 9/51 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn có kết quả dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. Tổng số lợn đã bị tiêu hủy là 219 con, trong đó có hai mái lợn nái với tổng trọng lượng là 25215kg. Toàn bộ số lợn trên đã được UBND Phường tiến hành tiêu hủy theo đúng quy trình và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
![]() |
Ông Ngô Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Cự Khối (bên trái) hướng dẫn người dân cách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi |
Theo ông Ngô Văn Nam, phường Cự Khối có địa bàn khá phức tạp, có nhiều cửa ngõ giao với các địa phương khác nên việc kiểm tra, kiểm soát tình trạng buôn bán thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Để tăng cường công tác phòng chống dịch, thời gian vừa qua, UBND phường đã thành lập tổ kiểm soát lưu động 24/24 giờ do đồng chí Trưởng Công an phường đảm trách, có nhiệm vụ đi tuần tra, kiểm soát phương tiện, người ở tất cả các khu vực, tuyến đường trên địa bàn phường. Qua quá trình triển khai, tổ kiểm soát lưu động đã phát hiện và xử phạt hai trường hợp vi phạm do không giải trình được nguồn gốc và không xuất trình được giấy tờ theo quy định trong thời gian có dịch.
Hiện tại, trên địa bàn phường Cự Khối còn hơn 40 hộ chăn nuôi lợn, trong đó có nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn lên tới hơn 100 con lợn, đơn cử như trường hợp của gia đình ông Trần Văn Răm, ở Tổ 1, Phường Cự Khối. Khảo sát thực tế tại trang trại chăn nuôi của gia đình ông Răm, chúng tôi nhận thấy công tác phòng chống dịch được thực hiện khá tốt.
![]() |
Lực lượng chức năng phường Cự Khối phun thuốc khử trùng tại khu vực chăn nuôi của các hộ dân |
Để ngăn chặn nguồn dịch lây lan, ông Răm từ chối tất cả người lạ đến gần trang trại nuôi lợn để hạn chế nguồn lây. Xung quanh trại được gia đình ông rắc vôi bột và phun thuốc khử trùng thường xuyên. Đối với những người trong gia đình trực tiếp làm công tác chăm sóc đàn lợn, ông Răm đã sử dụng vôi bột ngâm nước để rửa chân, tay trước khi ra vào chuồng lợn. Ngoài ra, thay vì cho lợn ăn trực tiếp các thức ăn dư thừa xin tại các nhà hàng trên địa bàn, ông Răm đã nấu chín trước khi cho lợn ăn, nhờ đó loại trừ được một nguồn lây nhiễm dịch bệnh từ thức ăn.
Không chỉ thực hiện tốt công tác phòng dịch tại chỗ, ông Răm còn thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi do phường tổ chức. Nhờ vậy, ông Răm có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi. Nói về công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi của gia đình mình, ông Răm cho biết: "Nhà tôi là một trong số những hộ chăn nuôi số lượng lớn tại Phường Cự Khối, khi biết tin xuất hiện dịch bệnh, chúng tôi vô cùng lo lắng vì đàn lợn là cả cơ nghiệp. Để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào đàn lợn, gia đình tôi đã thực hiện mọi biện pháp phòng chống dịch. Đặc biệt, UBND phường đã hỗ trợ gia đình tôi rất nhiều vật tư phòng bệnh như vôi bột khử trùng, thuốc sát trùng... nhờ đó, gia đình tôi cũng yên tâm hơn trước "cơn bão" dịch tả lợn Châu Phi.
![]() |
Toàn bộ số lợn bị nhiễm bệnh đã được UBND Phường tiến hành tiêu hủy theo đúng quy trình và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn |
Nhận định về tình hình phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn, ông Ngô Văn Nam nhấn mạnh: "Ngay từ khi xảy ra dịch bệnh, UBND phường đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền tới các hộ chăn nuôi để nâng cao ý thức phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Phường cũng thường xuyên tổ chức các đợt tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc. Trong đợt cao điểm bùng phát dịch bệnh, Phường đã huy động mọi lực lượng để tổng vệ sinh môi trường, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột khử trùng tại các khu chăn nuôi để ngăn chặn mầm bệnh lây lan. Ngoài ra, Phường còn thường xuyên đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các hộ chăn nuôi và thực hiện ký cam kết chăn nuôi tới các hộ dân chăn nuôi lợn và các hộ kinh doanh sản phẩm động vật tại chợ Cự Khối. Tỷ lệ các hộ tham gia ký cam kết đạt 100%.
Cũng theo ông Nam, để hỗ trợ cho bà con chăn nuôi trong việc tiêu thụ thịt lợn an toàn, UBND Phường đã có hướng dẫn hỗ trợ các hộ chăn nuôi xét nghiệm miễn phí dịch tả lợn trước khi đàn lợn xuất chuồng. Bên cạnh đó, Phường cũng huy động các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch, các bếp ăn tập thể trên địa bàn Phường hỗ trợ người dân tiêu thụ thịt lợn để hạn chế tổn thất về mặt kinh tế cho người chăn nuôi và giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng thịt lợn và các sản phẩm làm từ thịt lợn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
