Tag

Hồi ức phố xưa nhà cũ...

Người Hà Nội 11/10/2024 12:05
aa
TTTĐ - Trở lại Hà Nội trong sớm Thu tháng 10 nắng tươi vàng, tôi chợt thấy chạnh lòng khi trông thấy khu nhà tập thể cũ xưa kia đang nép mình giữa vô vàn cao ốc. Phía sau những bức tường vàng của khu tập thể xưa là cả dòng chảy hồi ức tuổi thơ vẫn luôn vẹn nguyên đong đầy như đang chờ đợi người con phương xa trở về hoài niệm.
Soi tìm những hồi ức Vẹn nguyên những hồi ức về ngày tiếp quản Thủ đô Cùng nhà thơ Huỳnh Mai Liên ngắm "Phố xưa" Hà Nội

Những ngày xưa cũ, khu tập thể không chỉ là nơi để ở mà còn là cả thế giới của tôi, nhỏ bé mà tràn đầy sự sống. Hành lang dài hun hút từng là con đường phiêu lưu của lũ trẻ chúng tôi, nơi những trò chơi đuổi bắt diễn ra không ngớt.

Cầu thang chung, bếp chung, thậm chí là những câu chuyện hàng xóm nghe từ xa, tất cả đều gắn kết từng gia đình lại với nhau. Mỗi buổi sáng, tiếng chổi quét lá, tiếng mở cửa ban công kẽo kẹt đã như nhịp đồng hồ của khu tập thể, đều đặn và quen thuộc.

Hồi ức phố xưa nhà cũ

Những khu tập thể cũ luôn gợi cho người ta cảm giác hoài niệm, yên bình rất lạ. Một không gian như được tách biệt khỏi xô bồ thành thị ngoài kia, chỉ toàn ríu rít tiếng cười, câu chuyện xóm giềng thân tình êm ả (Ảnh: ST)

Bước chân qua hành lang khu tập thể cũ, tôi như nghe thấy những âm thanh mơ hồ của quá khứ vọng lại. Đó không chỉ là tiếng bước chân, tiếng cười đùa hay lời thì thầm trao nhau của những gia đình sống trong những căn hộ nhỏ chật chội. Đó là nhịp thở của thời gian, lặng lẽ đọng lại trên từng bức tường vàng loang lổ, từng mảng rêu phong bám trên các bậc cầu thang và cả trên những cánh cửa gỗ đã mòn theo năm tháng.

Tôi không thể ngăn mình nhớ về những buổi sáng thu, khi lá vàng rơi đầy sân, gió heo may se lạnh len lỏi qua từng kẽ tay. Khu tập thể xưa giờ đã khác đi nhiều, nhưng hương hoa sữa vẫn còn đó, dù không còn nồng nàn như những năm tháng cũ.

Hồi ức phố xưa nhà cũ...

Ngày ấy, mẹ tôi thường bận rộn trong căn bếp nhỏ xíu với những món ăn đơn giản mà đong đầy tình cảm. Còn bố tôi ngồi lặng lẽ trên ban công, tay cầm ly trà nóng, ánh mắt trầm tư nhìn về một nơi xa xôi nào đó. Trong không gian bé nhỏ ấy, chưa bao giờ thiếu đi tình yêu thương và sự gắn bó.

Căn hộ chật chội, nhưng tiếng cười, tiếng nói của gia đình và hàng xóm thân thiết vẫn luôn đủ đầy, ấm áp. Khi đó, mỗi bức tường, mỗi hành lang đều là nơi gắn kết các gia đình lại với nhau, là nơi mà tình cảm hàng xóm không chỉ dừng lại ở lời chào, mà còn là sự sẻ chia trong từng bữa cơm, từng câu chuyện nhỏ của cuộc sống.

Hồi ức phố xưa nhà cũ
Những bức tường, dãy hành lang, ban công... trầm mặc im lìm qua nhiều năm. Dẫu màu sắc tàn phai, từng viên gạch, lớp vôi vẫn ngày ngày ôm trọn hồi ức, quá khứ của hàng trăm nghìn con người từng đến và đi; Chờ đợi một ngày bóng dáng thân quen trở về, đánh thức lại những kỷ niệm ngủ quên (Ảnh: ST)

Quay lại khu tập thể, sau bao năm xa cách, tôi không khỏi cảm thấy xót xa trước sự đổi thay của không gian từng gắn bó với mình. Những cánh cửa gỗ đã được thay mới, nhiều căn hộ giờ đây trở nên im lìm, vắng lặng.

Những khuôn mặt thân quen của ngày xưa giờ đã phần lớn rời xa nơi này. Những cuộc trò chuyện từ ban công này đến ban công kia đã lùi vào dĩ vãng. Tôi cảm giác như đang chông chênh đứng giữa hai thế giới: Một thế giới đầy ắp ký ức và một thế giới thực tại lạnh lùng với những đổi thay không ngừng.

Hồi ức phố xưa nhà cũ
Mỗi bậc cầu thang là một nhịp hồi ức êm đềm đến day dứt. Từng bước chân đi về như "lôi tuột" cả tâm hồn tôi trở về với quá khứ, về những buổi chiều hành lang khu tập thể vang vọng tiếng cười trẻ thơ và những ước mơ dang dở mãi chưa thể hoàn thành (Ảnh: ST)

Có lẽ, điều khiến tôi day dứt nhất là sự biến mất của những câu chuyện chưa bao giờ kể hết. Những mẩu đối thoại vội vàng giữa các bà mẹ về giá cả chợ búa, những tiếng í ới gọi nhau mỗi chiều mưa hay tiếng chân chạy vội khi một cơn giông kéo đến. Âm thanh ấy giờ chỉ còn là tiếng vọng xa xăm nhưng chúng vẫn mãi đeo đẳng trong tâm trí tôi như một nỗi tiếc nuối không thể xóa nhòa.

Cuộc sống không ngừng thay đổi. Những bức tường loang lổ rêu phong, từng chứng kiến bao nhiêu thế hệ đi qua, giờ đây đã im lìm và lạnh lẽo hơn. Tiếng rao bán hàng rong, tiếng cười đùa của lũ trẻ giờ chỉ còn là tiếng vọng xa xăm trong ký ức.

Hồi ức phố xưa nhà cũ
Con người luôn có sợi dây gắn kết mãnh liệt với nơi ta sinh ra, lớn lên. Dẫu biết rằng thế giới vần xoay từng giây phút, những đứa trẻ ngày nào giờ đây vẫn thảng thốt khi nhận ra quá khứ đang dần vụn vỡ theo quay cuồng thời thế. Để rồi lại hối hả tìm về chốn xưa, lặng lẽ khóc cho một tuổi thơ êm đềm. (Ảnh: ST)

Hàng xóm cũ, người đã rời đi, người đã ra đi mãi mãi, để lại khoảng trống không thể lấp đầy. Có người vẫn cố gắng bám trụ lại, giữ lấy mảnh ký ức cuối cùng, nhưng tôi biết, khu tập thể này đã không còn như trước nữa.

Khi đứng giữa hành lang dài, lắng nghe tiếng gió thu thổi qua, tôi nhận ra rằng mình đã đánh mất điều gì đó. Không phải là nơi chốn mà là những mảnh ký ức gắn liền với những con người nơi đây.

Hồi ức phố xưa nhà cũ
Một Hà Nội xưa tuy đơn sơ nhưng thanh bình và êm ả đến lạ (Ảnh: ST)

Có những thứ không bao giờ có thể trở lại, dù chỉ là một cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa những người hàng xóm năm xưa. Ký ức về khu tập thể cũ không chỉ là của riêng tôi, mà còn là của cả một thời kỳ, của những con người từng sống, từng yêu thương và từng sẻ chia nơi đây.

Mỗi viên gạch, mỗi cánh cửa cũ kỹ vẫn còn đó, như những chứng nhân của một thời đã qua. Và mỗi khi gió thu lại về, tôi biết mình sẽ luôn nhớ về phố xưa nhà cũ, nơi chứa đựng không chỉ là kỷ niệm cá nhân, mà còn là hình bóng của một Hà Nội xưa, của những tình cảm đơn sơ nhưng chân thành, giản dị.

Hồi ức phố xưa nhà cũ
Thời gian rồi sẽ dần phủ trùm quá khứ với tấm vải mang tên "Hoài niệm", từng lớp từng lớp đến khi tôi chẳng nhận ra những dáng hình thân thương. Chỉ biết khư khư mà giữ lấy ký ức mỏng manh trong tâm trí, tìm mọi cách để níu lại niềm hạnh phúc thuần khiết những ngày còn vô lo, vô nghĩ (Ảnh: ST)

Mùa thu sẽ tiếp tục trở lại, mang theo sự trong trẻo, dịu dàng của đất trời. Khu tập thể cũ, với những bức tường loang lổ và những câu chuyện chưa bao giờ kể hết, sẽ mãi là một phần trong lòng tôi, không bao giờ phai nhòa.

Đọc thêm

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Xem thêm