Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá
Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình” Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh” |
Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa
Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trở thành 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước.
Để hiện thực hóa chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ; trong đó, đã dành riêng Điều 21 cho lĩnh vực văn hóa, thể thao. Đồng thời, ở Điều 39, 41, 43 có những chính sách đặc thù, ưu đãi cho lĩnh vực văn hoá. Điều này thể hiện Hà Nội rất quan tâm đến các vấn đề văn hóa, mong muốn cụ thể hóa các điều khoản, tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển trong thực tiễn; đưa văn hóa, con người Hà Nội trở thành nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
![]() |
Trong đó, điểm nổi trội là Luật Thủ đô 2024 quy định Hà Nội được xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa. Đây cũng là quy định đặc thù nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ (ngày 5/5/2022) của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Quy định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh; hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; đồng thời gắn kết mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa với xây dựng TP sáng tạo để Thủ đô xứng tầm là thành viên của Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO, là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước.
Tạo môi trường cho sáng tạo
Theo dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá (thực hiện khoản 7, Điều 21 Luật Thủ đô) đang được TP Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân: Việc thành lập Trung tâm công nghiệp văn hoá nhằm bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ và phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô; tạo môi trường để các nghệ sĩ, nhà sáng tạo thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất và phân phối sản phẩm văn hóa.
Đồng thời kết hợp nguồn lực Nhà nước và tư nhân để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sản phẩm văn hóa; kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Cũng theo dự thảo, lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa bao gồm: Du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn; thiết kế; phần mềm và trò chơi giải trí; quảng cáo; kiến trúc; điện ảnh; truyền hình và phát thanh; xuất bản; thời trang; các lĩnh vực khác liên quan đến công nghiệp văn hóa.
![]() |
Việc thành lập Trung tâm công nghiệp văn hoá nhằm bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ và phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô (Ảnh minh hoạ) |
Hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa gồm các dịch vụ: Tư vấn, hỗ trợ sáng tạo và sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa; hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ văn hóa; tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hóa; xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hóa trong nước và nước ngoài;
Ngoài ra, Trung tâm sẽ cung cấp dịch vụ về hạ tầng, cơ sở vật chất; dịch vụ tổ chức hoạt động trưng bày, biểu diễn, triển lãm và sự kiện văn hóa khác; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ hợp tác và phát triển; hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; hợp tác quốc tế về công nghiệp văn hóa cùng các hoạt động hợp pháp khác…
Đa dạng các không gian văn hoá
Theo dự thảo, Sở Văn hóa và Thể thao quyết định thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa có phạm vi thuộc địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp xã trở lên. UBND cấp xã thuộc TP quyết định thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ được thành lập theo các mô hình tổ chức doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập; hợp tác xã.
Theo TS Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hoá (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội), Trung tâm công nghiệp văn hóa chưa có tiền lệ đối với Việt Nam.
Với sự ra đời của Trung tâm công nghiệp văn hoá sẽ giúp hình thành được những không gian văn hóa có quy mô hoặc ngay từ những không gian nhỏ, từ đó sẽ khái quát lên để có những chính sách phù hợp cho không gian lớn hơn.
“Hy vọng những mô hình và ưu đãi như vậy sẽ giúp việc hình thành trung tâm văn hóa Thủ đô cho từng nhóm ngành cụ thể, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tốt hơn” - TS Phạm Thị Lan Anh chia sẻ.
![]() |
Sự thay đổi nhận thức trong phát triển văn hoá, con người Hà Nội đã diễn ra ở các cấp, trong đội ngũ lãnh đạo và trong cả các tầng lớp Nhân dân |
Chị Lê Thy Lan (hoạ sỹ tự do) cho rằng: “Hà Nội là nơi tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân. Sự ra đời của Trung tâm công nghiệp văn hoá cùng các dịch vụ: Tư vấn, hỗ trợ sáng tạo và sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa; hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ văn hóa… sẽ phát huy các tiềm năng con người, tạo ra những thành quả vượt trội trong phát triển công nghiệp văn hoá của Thủ đô”.
Theo nhiều người dân, doanh nghiệp, những năm qua, sự thay đổi nhận thức trong phát triển văn hoá, con người Hà Nội đã diễn ra ở các cấp, trong đội ngũ lãnh đạo và trong các tầng lớp Nhân dân. Thủ đô Hà Nội thực sự đang đi đầu trong phát triển văn hóa nói riêng và công nghiệp văn hoá nói chung.
“Chúng tôi kỳ vọng, Trung tâm công nghiệp văn hoá sẽ là những chiếc “phôi” để tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hoá độc đáo phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới”- anh Nguyễn Văn Linh, chủ một cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm trên phố Đinh Liệt, quận Hoàn kiếm chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII

Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh”

Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng

"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam
