Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng
Sẵn sàng cho Lễ hội Tiên La 2025 |
Theo kế hoạch của UBND huyện Hưng Hà, lễ khai mạc và lễ bái yết sẽ diễn ra vào tối 7/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch) gồm các hoạt động: Nổi trống khai hội, trình diễn pháo hoa điện nghệ thuật, biểu diễn rồng - lân và chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Trong các ngày diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa dân gian sẽ được tổ chức tại đền Tiên La, đền Buộm và đền Rẫy với các hoạt động đặc sắc như: Hội thi giã bánh dày, liên hoan các câu lạc bộ chèo, têm trầu cánh phượng, cờ biển, pháo đất, liên hoan hát văn, kéo co…
Hiện nay, công tác lễ tân, hậu cần đã sẵn sàng. Ban Tổ chức đã chỉ đạo xây dựng đề cương tuyên truyền về lễ hội; lập trang mạng xã hội và tạo mã QR code để tuyên truyền về lễ hội; đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉnh trang, làm mới các biển chỉ dẫn vào di tích, pano, khẩu hiệu…
![]() |
Đền Tiên La thờ nữ tướng Vũ Thị Thục |
Đồng chí Trần Hữu Nam, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà cho biết, huyện đã hoàn tất kế hoạch phân luồng xe bảo đảm an toàn giao thông, bố trí nơi để xe của khách.
Các xã Tân Tiến, Đoan Hùng và lực lượng tổ chức tổng vệ sinh môi trường, phun khử trùng tiêu độc vào ngày mùng 5/4/2025 để lễ hội diễn ra trang trọng, đúng quy định.
Theo Bí thư Huyện ủy Hưng Hà, chương trình nghệ thuật khai hội với tên gọi “Uy linh thánh Mẫu” có sự tham gia của 150 diễn viên, ca sĩ cùng 130 em học sinh Hưng Hà tham gia biểu diễn.
![]() |
Đồng chí Trần Hữu Nam, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà chỉ đạo công tác tổ chức lễ hội |
Ðền Tiên La là nơi phụng thờ Ðại tướng quân Vũ Thị Thục - người có công bảo quốc, hộ dân cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Ðông Hán xâm lược vào những năm đầu sau Công nguyên.
Theo sử sách ghi lại, khi Mã Viện đem quân sang chiếm lại nước ta, thế giặc mạnh, nghĩa quân do Bát Nạn Ðông Nhung Ðại tướng quân đã lui về vùng đất Tam Cương xưa (nay là thôn Tiên La, xã Ðoan Hùng, huyện Hưng Hà) cố thủ. Bát Nàn Ðông Nhung Ðại tướng quân cùng quân sĩ đã anh dũng hy sinh.
Ðể tưởng nhớ công đức của bà, Nhân dân địa phương đã lập đền thờ bà trên chính mảnh đất khi xưa bà đã ngã xuống.
Theo định lệ, hội đền Tiên La được khai hội vào ngày mùng 10, chính hội vào những ngày 17 và 18 tháng Ba. Những năm gần đây, hội đền Tiên La năm sau càng đông hơn năm trước. Lễ hội mang đậm đặc trưng nền văn minh lúa nước vùng châu thổ Bắc Bộ.
![]() |
Lễ rước kiệu tại Hội Tiên La |
Lễ hội Tiên La được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.
Việc tổ chức lễ hội nhằm gìn giữ và phát huy giá trị di tích thờ Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, đồng thời quảng bá nét đẹp văn hóa, di tích lịch sử của địa phương.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam

Hai mẫu nhí cùng "Đánh thức sắc xanh" bảo vệ môi trường

Nghệ thuật Lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

Hai di tích tại quận Long Biên được xếp hạng cấp thành phố

Ca khúc "Bài ca trên sóng cả" đoạt giải A với thanh âm dạt dào từ trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc

Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025

Hơn 1.000 phụ nữ "Diễu hành áo dài, xếp hình bản đồ Việt Nam"
