Hội thảo thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên
![]() |
![]() |
Tới dự và Ngồi chủ trì hội thảo có Bà Caitlin Wiesen - Tân Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt nam cùng với Tân Thứ trưởng bộ ngoại giao Việt nam ông Vũ Quang Minh cùng đại diện rất nhiều đại sứ quán các nước tại Việt nam quan tâm đến vấn đề theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị về nhân quyền của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc mà Việt nam đã chấp thuận. Đồng thời cũng có sự tham gia của đại diện một số tổ chức xã hội tiêu biểu như; Hội người khiếm thị, Trung Tâm Hỗ Trợ giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ - Cepew; Không gian Nhân quyền Trung tâm hoạt động và nghiên cứu vì cộng đồng – REACOM; Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam….là những tổ chức xã hội có vai trò đóng góp các báo cáo độc lập lên Hội đồng nhân quyền liên hợp quốc nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về những điều đã làm được cũng như chưa hoàn thiện trong việc thực hiện quyền con người ở Việt nam.
![]() |
Phát biểu tại hội thảo, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia của UNDP Việt Nam cho biết: Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là một quốc gia. Hội thảo này là một phần của một dự án do UNDP hỗ trợ, làm việc với Bộ Ngoại giao nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế.
Thời gian qua Việt Nam có một thành tích ấn tượng khi phê chuẩn các hiệp ước quốc tế về nhân quyền và hiện nay đã tham gia bảy trong số chín hiệp ước cơ bản. Khi tham gia mỗi hiệp định về quyền con người, có nghĩa là quốc gia đó có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản nội dung của hiệp định , cũng như các nghĩa vụ báo cáo thường xuyên về các biện pháp thực hiện các điều khoản nội dung.
Hội thảo hôm nay là một cơ hội tuyệt vời cho Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các đối tác phát triển và các bên liên quan khác để đánh giá về vị trí của Việt Nam khi thực hiện các nghĩa vụ báo cáo. Mặc dù báo cáo không phải là công việc dễ dàng cho bất kỳ quốc gia nào, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều phải vật lộn để đáp ứng các yêu cầu báo cáo của họ đúng thời hạn. Trên thực tế, báo cáo yêu cầu nỗ lực phối hợp trong tất cả các lĩnh vực của Chính phủ để tập hợp các thông tin có liên quan, phân tích và cung cấp một tài liệu tự đánh giá về tình hình thực hiện của hiệp định. Qua dự án của chúng tôi với Bộ Ngoại giao, UNDP đã hỗ trợ những nỗ lực này trong vài năm gần đây.
Do đó, Việt Nam đã đệ trình nhiều báo cáo theo các hiệp định nhân quyền khác nhau. Nhưng chúng tôi biết rằng Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn để đáp ứng các yêu cầu báo cáo khi phê chuẩn nhiều hiệp định cùng một lúc. Với sự phê chuẩn gần đây của Công ước về Tra tấn và Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, Việt Nam cần được biểu dương. Tuy rằng đồng thời Việt Nam có thêm nghĩa vụ báo cáo mới cho công ước này. Nhưng thật đáng khích lệ khi thấy rằng báo cáo đầu tiên của Công ước về Tra tấn đã được đệ trình hồi đầu năm nay.
Mặc dù báo cáo đôi khi được coi là "Gánh nặng" của các quốc gia, chúng ta nên nhớ rằng đây là cơ hội để Việt Nam suy nghĩ về những thành tựu đạt được cho đến nay và để thể hiện những thành tựu này. Báo cáo cũng là một cơ hội để Việt Nam xác định các lĩnh vực đòi hỏi nhiều hành động cụ thể để thực hiện các quyền được bảo vệ trong hiệp ước.
Chúng tôi vui mừng có tất cả các Bộ và Ủy ban liên quan trình bày về những gì họ đạt được trong quá trình làm báo cáo, những thách thức họ gặp phải và tìm ra các giải pháp cụ thể để vượt qua những thách thức.
Báo cáo, tham luận của đại diện các Bộ: Ngoai giao, Tư pháp, Lao động - Thương binh xã hội, Công an, Ủy ban Dân tộc, Viện nghiên cứu, đều vạch ra được những khó khăn khi thu thập tài liệu, soạn thảo báo cáo và phối hợp hoạt động của Bộ, nghành mình trong việc đáp ứng yêu cầu khắt khe của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đồng thời nói lên những nỗ lực vượt qua những khó khăn thách thức trên để hoàn thành các báo cáo đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, cùng trung một khó khăn, cả các cơ quan được giao nhiệm vụ làm báo cáo của Chính phủ và các tổ chức xã hội khi làm báo cáo độc lập vẫn là vấn đề con người và kinh phí. Tuy rằng UNDP đã hỗ trợ, làm việc với Bộ Ngoại giao nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế cũng như nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trong việc thực hiện nhân quyền và báo cáo về nhân quyền nhưng số lượng các công ước được Việt nam phê chuẩn ngày càng nhiều và các kỳ kiểm tra, rà soát và lập báo cáo tương đối gần nhau, số liệu thống kê liên tục thay đổi, chưa kịp đưa vào báo cáo đã lỗi thời nên gánh nặng ngày càng gia tăng.
![]() |
Tuy nhiên theo bà Catherine Phuong – trợ lý giám đốc quốc gia UNDP Việt nam nhận xét: “Hội nghị lần này cho thấy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề báo cáo nhân quyền. Đối với chúng tôi, phát triển và nhân quyền có mối quan hệ tương hỗ, bạn không thể có được phát triển bền vững nếu vấn đề nhân quyền không được thực hiện đầy đủ. Tôi nghĩ đây là một trong những thông điệp chính của “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc” đã được chính phủ các nước trong đó Việt Nam thông qua năm 2015.
Tôi nghĩ rằng hội thảo hôm nay chứng minh cho sự cởi mở, không chỉ để nghe ý kiến từ các bên mà còn gắn kết trách nhiệm của các bên liên quan, biết được những việc đang được thực hiện tốt và những việc cần phải tiếp tục nâng cao. Tôi hy vọng hội thảo này sẽ chỉ ra những việc cần làm trong thời gian tới, chúng tôi hoan nghênh sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức xã hội tại hội nghị và sự chủ trì tích cực của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
![]() |
Cần tập trung hỗ trợ chính phủ để chuẩn bị báo cáo. Liên hợp quốc cũng hỗ trợ các tổ chức xã hội trong viêc nâng cao năng lực để chuẩn bị các báo cáo của riêng họ. Ví dụ theo như báo cáo của CEDAW (Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ), chúng tôi tổ chức tập huấn cho các tổ chức xã hội để họ có thể tự thực hiện các báo cáo của mình thật chi tiết”.
Với những tiến bộ của Việt nam về thực hiện các khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được bà Caitlin Wiesen - Tân Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam ghi nhận và biểu dương, hy vọng rằng Liên hiệp quốc sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt nam trong việc thực hiện, kiểm định và lập báo cáo các khuyến nghị được Việt nam chấp nhận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ Quát như bà đã khẳng định: “UNDP và UN sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề báo cáo nhân quyền cũng như nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trong việc thực hiện nhân quyền và báo cáo về nhân quyền.”
Trần Phú
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
