Tag

Học sinh THPT như “ngồi trên đống lửa” vì những thay đổi đột ngột của kỳ thi THPT

Giáo dục 24/04/2020 13:55
aa
TTTĐ - Thấp thỏm, lo âu, bối rối, hoang mang… đó là những trạng thái mà học sinh lớp 12 hiện nay đang gặp phải khi Bộ GD&ĐT công bố phương thức thi mới với mục tiêu giảm tải cho thí sinh.

Học sinh THPT như “ngồi trên đống lửa” vì những thay đổi đột ngột của kỳ thi THPT

Những thay đổi phương thức thi khiến thí sinh thế hệ "2K2" lo lắng

Bài liên quan

Thi chỉ để công nhận tốt nghiệp THPT 2020: Học sinh, giáo viên đều hoang mang

Quyết định mới nhất về kỳ thi THPT Quốc gia 2020 từ Bộ GD-ĐT

Sau khi bỏ môn thứ tư, học sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội cần lưu ý gì?

Thay đổi kỳ thi năm nay bắt đầu từ tên gọi, không còn thi THPT quốc gia nữa mà thi tốt nghiệp phổ thông. Theo đó mục tiêu cũng thay đổi, từ 2 thành 1 mục tiêu xét tốt nghiệp. Còn các trường đại học thì tự chủ tuyển sinh.

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, phương án thi năm nay nhằm giảm tải cho học sinh và cũng thực hiện Luật Giáo dục đại học năm 2019 và sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020.

Tuy nhiên, những thay đổi đột ngột này khiến học sinh đang theo học lớp 12 lại một phen xáo trộn tâm lý, “đứng ngồi không yên”, bởi thời gian không còn nhiều trong khi có thể các em phải đối mặt với nhiều kỳ thi mới vào được đại học.

Bạn Trần Phương Thảo, học sinh lớp 12 trường THPT Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Sau khi Bộ GD&ĐT công bố thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia, em lo lắng nhiều hơn. Em vừa làm một đề thi tốt nghiệp nhưng đồng thời có thể phải thi thêm nhiều kỳ thi khác tại những trường đăng ký theo nguyện vọng”.

Năm nay, Trần Thu Minh, học sinh lớp 12 trường THPT Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dự định sẽ thi khối D01 vào trường Đại học Ngoại thương và hai trường khác. Vì thế, thời gian nghỉ dịch, nữ sinh này tập trung tối đa cho việc luyện đề các môn trong khối thi của mình. Tuy nhiên khi nhận được thông tin kỳ thì THPT có thể chỉ để xét tốt nghiệp, Minh cảm thấy vô cùng hoang mang.

“Thay đổi này khiến em khá lo lắng và bỡ ngỡ bởi trước đây chỉ một kỳ thi thôi. Giờ có thể phải thi thêm nhiều kỳ nữa theo số lượng nguyện vọng mà mình đăng ký.

Ngôi trường em thi luôn ở tốp đầu, do đó khả năng cao trường này sẽ tổ chức kỳ thi riêng. Như vậy rất có thể em phải trải qua ít nhất 3 kỳ thi nữa sau khi thi tốt nghiệp mới có thể vào được đại học. Điều đáng nói là các kỳ thi sau đó chắc chắn sẽ khác nhau, trong khi em chưa biết cấu trúc đề thi ra sao để ôn luyện. Em chắc phải xem xét lại nguyện vọng chứ không thể đăng ký theo mơ ước của mình được”, Thu Mình lo âu.

Còn Phan Nhật Anh đang học lớp 12 trường THPT Việt Đức (Hà Nội) lại bày tỏ: “Em thực sự lo lắng, bởi việc thay đổi đột ngột kỳ thi như thế ảnh hưởng đến toàn bộ việc định hướng và ôn thi trước đó. Thời gian không còn nhiều mà học sinh vẫn phải vừa lo thi tốt nghiệp vừa phân chia ôn luyện cho những trường mình đăng ký thì làm sao kịp”.

Các trường THPT hiện nay cũng như “ngồi trên đống lửa” bởi ngoài việc cho học sinh tiếp tục học tập thì hướng ôn thi nào cho các em cũng là băn khoăn của nhiều thầy cô khi mục đích của kỳ thi thay đổi.

Điều đáng nói là mới chỉ cách đây hơn một tuần, Bộ GD&ĐT vẫn đưa ra phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ diễn ra như dự kiến nếu học sinh có thể trở lại trường trước ngày 15/6. Trong trường hợp đi học sau 15/6, Bộ sẽ giao cho các địa phương tự xét tốt nghiệp. Việc thay đổi khiến nhiều phụ huynh, học sinh cảm giác như mình bị “đánh úp”, làm ảnh hưởng đến tâm lý, sự định hướng, thậm chí là cả cách học và ôn thi của học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai Luật Giáo dục như Bộ đã nêu khi thay đổi kỳ thi cũng cần phải có lộ trình, bởi có Luật nhưng chưa có Nghị định, Thông tư và các quy định chi tiết về các trường thì sẽ kéo theo những xáo trộn trong năm học. Ngoài ra, nếu có lựa chọn tổ chức kỳ thi thì nên theo hướng vẫn đảm bảo yếu tố xét tốt nghiệp nhưng có sự phân luồng, phân loại học sinh để các trường, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề có thể sử dụng kết quả đó.

Đọc thêm

Tưng bừng khai mạc liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh Hà Nội Giáo dục

Tưng bừng khai mạc liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh Hà Nội

TTTĐ - Chiều 14/4, Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II, năm 2025 chính thức khai mạc tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, được đầu tư công phu.
Ngành Ngôn ngữ Anh và cơ hội việc làm sau khi ra trường Giáo dục

Ngành Ngôn ngữ Anh và cơ hội việc làm sau khi ra trường

TTTĐ - Các chuyên gia nhận định, ngành Ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một “công việc toàn cầu”.
Chính quyền cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS Giáo dục

Chính quyền cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS

TTTĐ - Sau khi bỏ cấp huyện, hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS được giao về cấp xã quản lý, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiều điểm mới ở liên hoan ban nhạc học sinh phổ thông Hà Nội Giáo dục

Nhiều điểm mới ở liên hoan ban nhạc học sinh phổ thông Hà Nội

TTTĐ - Hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư công phu hơn, đa dạng đối tượng và nhiều đội thi hơn, cơ cấu giải thưởng tăng lên… là những điểm mới đáng lưu ý ở Liên hoan ban, nhóm nhạc học sinh phổ thông Hà Nội lần thứ II năm 2025.
Giai đoạn "vàng" giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Giai đoạn "vàng" giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Tại buổi Đối thoại, tư vấn, tuyển sinh năm 2025, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung, Giám Đốc Trung tâm Luyện thi Tâm Chí Tài cho biết: Nỗi lo lớn nhất của học sinh trước kỳ thi là sợ thi trượt và chọn sai ngành nghề. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là học sinh cần giữ được sự tỉnh táo, thay vì lo lắng.
Đại học Luật – Đại học Huế nhận Huân chương Lao động hạng Ba Giáo dục

Đại học Luật – Đại học Huế nhận Huân chương Lao động hạng Ba

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2015 - 2025), 68 năm hình thành và phát triển (1957 - 2025), trường Đại học Luật - Đại học Huế đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Nâng cao hiệu quả học tiếng Anh của học sinh Gen Z, Gen Alpha Giáo dục

Nâng cao hiệu quả học tiếng Anh của học sinh Gen Z, Gen Alpha

TTTĐ - Chương trình tập huấn "Nâng cao hiệu quả dạy-học tiếng Anh bằng tư duy Linearthinking" đã mang đến hàng loạt trải nghiệm, cơ hội thực hành những ý tưởng mới thông qua việc thực hành giảng dạy, góp phần cải thiện kết quả học ngoại ngữ của học sinh.
6 điểm đăng ký thi tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình cũ Giáo dục

6 điểm đăng ký thi tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình cũ

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho thí sinh theo học chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Bước chạy yêu thương gây quỹ “Sưởi ấm con chữ vùng cao” Giáo dục

Bước chạy yêu thương gây quỹ “Sưởi ấm con chữ vùng cao”

TTTĐ - Ngày 13/4, Hệ thống giáo dục Everest Schools đã tổ chức hoạt động thể thao Everest Family Day 2025 với sự tham gia của gần 1.200 vận động viên không chuyên, bao gồm học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Bật mí chiến thuật "thi là đỗ" cùng chuyên gia tuyển sinh Giáo dục

Bật mí chiến thuật "thi là đỗ" cùng chuyên gia tuyển sinh

TTTĐ - Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa, “cuộc đua lớn” mang tên kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học sẽ chính thức bắt đầu. Đặc biệt, kỳ thi năm nay có nhiều điều mới khi được tổ chức theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, một chương trình được xem là “lột xác” cả về cách dạy lẫn cách đánh giá học sinh. Các chuyên gia đã bật mí làm thế nào để "thi là đỗ".
Xem thêm