Tag
Nhiều trường Đại học tăng học phí:

Học phí có thể tăng nhưng chất lượng nhất định phải đi kèm

Nhịp sống trẻ 08/04/2025 10:58
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã đưa ra lộ trình điều chỉnh mức học phí theo hướng tăng dần. Việc tăng học phí là hệ quả tất yếu của quá trình tự chủ tài chính nhưng điều mà sinh viên và phụ huynh quan tâm hơn cả là liệu chất lượng đào tạo có thực sự được cải thiện tương xứng hay không.
Nhiều trường đại học tăng học phí "chóng mặt" Sau miễn học phí: Cần kiểm soát các khoản “phụ phí” trong nhà trường

Học phí tăng theo lộ trình tự chủ

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, từ năm học 2022 - 2023, các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính có quyền điều chỉnh học phí dựa trên khung quy định của Nhà nước. Đây được xem là bước đi nhằm giảm gánh nặng ngân sách và giúp các trường có nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo.

Lộ trình tăng học phí đã được nhiều trường công bố từ sớm. Đơn cử như tại Đại học Kinh tế Quốc dân, học phí với sinh viên nhập học năm 2025-2026 dự kiến là 18-25 triệu đồng (chương trình chuẩn), tăng 2-3 triệu đồng so với năm ngoái. Đại học Mở Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam có mức tăng tương tự. Một số trường ngoài công lập còn có mức học phí lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhiều trường đại học công bố mức tăng học phí theo lộ trình tự chủ (Ảnh minh hoạ)
Nhiều trường đại học vừa công bố mức tăng học phí theo lộ trình tự chủ (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn đối với sinh viên, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Mức học phí tăng đồng nghĩa với áp lực tài chính ngày càng lớn. Bạn Nguyễn Thị Mai, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Trước đây, em chỉ cần một công việc làm thêm để trang trải cuộc sống, nhưng năm nay học phí tăng mạnh khiến em phải nhận thêm ca làm để có thể cân bằng tiền học và sinh hoạt phí.”

Dù học phí tăng nhưng không phải ở đâu cũng có sự cải thiện rõ ràng. Bạn Nguyễn Đức Anh, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Học phí tăng gần gấp đôi so với trước đây nhưng sĩ số lớp học vẫn đông, các bài giảng vẫn theo cách cũ, chưa có nhiều đổi mới. Chúng em mong muốn có sự thay đổi thực chất hơn.”

Không ít sinh viên phản ánh rằng, dù học phí tăng cao nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các điều kiện học tập tốt hơn. Cụ thể, hệ thống thư viện, ký túc xá ở một số trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Một số ngành học vẫn chưa có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, khiến sinh viên sau khi tốt nghiệp gặp khó khăn khi tìm việc làm.

Trên thực tế, nhiều trường đại học đã có những thay đổi tích cực sau khi thực hiện cơ chế tự chủ. Một số trường đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất, mở rộng phòng thí nghiệm, trang bị thêm tài liệu học tập, cập nhật chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Có những trường cũng tăng cường hợp tác doanh nghiệp, tạo điều kiện thực tập và cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên.

Trên thực tế, nhiều trường đại học đã thay đổi tích cực sau khi tự chủ
Trên thực tế, nhiều trường đại học đã thay đổi tích cực sau khi tự chủ

Không ít trường có chính sách hỗ trợ như học bổng, chương trình vay vốn ưu đãi nhưng không phải sinh viên nào cũng tiếp cận được các chương trình này.

Chất lượng đào tạo có theo kịp mức học phí?

Nhiều cha mẹ cho rằng, tăng học phí để nâng cao chất lượng đào tạo là điều nên làm nhưng tăng học phí có đi đôi với sự cải thiện trong chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất hay không lại là vấn đề cần phải bàn đến.

Nói về vấn đề tăng học phí ở các trường đại học hiện nay, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: “Học phí thể hiện được mức độ phát triển kinh tế của một đất nước, nó có tầm ảnh hưởng lớn đến người dân, đặc biệt là người học.

Các trường đại học cần tính mức tăng học phí vừa phải, cân bằng giữa hoàn cảnh phát triển kinh tế của đất nước để người dân đi học được. Nếu như tăng học phí mà không tính toán hợp lý thì nó có thể gây mất công bằng trong tiếp cận giáo dục và hạn chế nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước”.

Việc tăng học phí trong bối cảnh tự chủ tài chính là xu hướng tất yếu nhưng các trường đại học cần có chiến lược rõ ràng, đảm bảo sự minh bạch trong quản lý nguồn thu và phân bổ hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo.

Cha mẹ và sinh viên đều mong muốn, tăng học phí thì chất lượng đào tạo phải đi kèm
Cha mẹ và sinh viên đều mong muốn, tăng học phí thì chất lượng đào tạo phải đi kèm

Về phía sinh viên, việc tìm hiểu kỹ về học phí, chương trình đào tạo và cơ hội việc làm trước khi lựa chọn trường cũng là điều quan trọng, để có thể đưa ra quyết định phù hợp với khả năng tài chính và định hướng tương lai.

“Trước hết phải tính toán điều kiện để tăng chất lượng, trong những điều kiện đó có cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng của giảng viên. Đặc biệt chất lượng đào tạo phải được đảm bảo tương xứng, nó thể hiện trong chương trình đào tạo, làm thế nào truyền được kiến thức đầy đủ cho sinh viên”, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh .

Học phí có thể tăng nhưng chất lượng đào tạo nhất định phải đi kèm. Đó không chỉ là kỳ vọng của sinh viên mà còn là trách nhiệm mà các trường đại học cần thực hiện để xứng đáng với sự đầu tư của người học.

Đọc thêm

Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại thuốc lá Nhịp sống trẻ

Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại thuốc lá

TTTĐ - Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại của thuốc lá nhằm lan tỏa thông điệp sống xanh, sống khỏe, chung tay cùng cộng đồng xây dựng môi trường không khói thuốc, vì một thế hệ trẻ khỏe mạnh, văn minh và trách nhiệm.
“Nét đẹp sinh viên”, Bóng đá, Pickleball... lan tỏa lối sống không khói thuốc Nhịp sống trẻ

“Nét đẹp sinh viên”, Bóng đá, Pickleball... lan tỏa lối sống không khói thuốc

TTTĐ - Với thông điệp ý nghĩa: Vì sức khỏe người tiêu dùng – Hãy nói không với thuốc lá; Phòng chống tác hại thuốc lá – Bảo vệ thế hệ tương lai, chương trình năm nay mang đến cách tiếp cận mới mẻ và gần gũi hơn với giới trẻ, thông qua chuỗi hoạt động văn hóa – thể thao quy mô toàn quốc như: Cuộc thi “Nét đẹp sinh viên”, Giải bóng đá sinh viên Smoke Zero và Giải Pickleball sinh viên.
VJU Open Campus 2025 kết nối giáo dục và văn hóa Việt - Nhật Camera 360 trẻ

VJU Open Campus 2025 kết nối giáo dục và văn hóa Việt - Nhật

TTTĐ - Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức Ngày hội giao lưu và trải nghiệm - Open Campus 2025. Đây là hoạt động thường niên quan trọng, không chỉ giúp học sinh, sinh viên và phụ huynh hiểu hơn về môi trường học tập tại VJU, mà còn tạo ra không gian giao lưu văn hóa Nhật – Việt sinh động, hấp dẫn.
Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội Camera 360 trẻ

Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội

TTTĐ - “Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội, họ thắp sáng ước mơ của mình trên đó” là thông điệp được Lê Gia Bảo - Nam vương cuộc thi “Sinh viên thanh lịch - tài năng” trường Đại học Công nghiệp Hà Nội truyền tải đến các bạn trẻ.
Tổ chức Đoàn và vai trò thanh niên tiên phong trên “mặt trận số” Nhịp sống trẻ

Tổ chức Đoàn và vai trò thanh niên tiên phong trên “mặt trận số”

TTTĐ - “Tăng cường lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên trên không gian mạng” là chủ đề bài tham luận của anh Nguyễn Tiến Hưng – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tại chương trình “Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt – Trung lần thứ 24, năm 2025”.
Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 Nhịp sống trẻ

Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc năm 2025

TTTĐ - Sáng ngày 14/4, tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt – Trung”; đặc biệt nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, tuổi trẻ hai nước hân hoan tổ chức Chương trình Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt – Trung lần thứ 24 năm 2025.
Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Tại chương trình “Tiếp sức đến trường”, Đoàn Thanh niên Cục CSGT phía Nam đã tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và trao tặng 84 suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS Phan Bội Châu (Quận 12, TP Hồ Chí Minh).
Thắp lửa truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước cho thiếu nhi Thủ đô Bản tin công tác Đội

Thắp lửa truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước cho thiếu nhi Thủ đô

TTTĐ - Sáng 14/4, trong không khí hào hùng của tháng Tư lịch sử, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử “Kể chuyện lịch sử – Tiếp lửa truyền thống” tại Trường Tiểu học Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm). Đây là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, lan tỏa giá trị lịch sử và tinh thần yêu nước cho thế hệ măng non Thủ đô.
Viết tiếp hành trình nhân ái Camera 360 trẻ

Viết tiếp hành trình nhân ái

TTTĐ - Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã được đổi tên thành Hội Thanh niên vận động hiến máu Việt Nam. Đây là dấu mốc kỷ niệm hành trình nhân ái 25 năm đầy tự hào và mở ra giai đoạn phát triển mới của Hội.
Gần 1.000 bạn trẻ được tư vấn hướng nghiệp Nhịp sống trẻ

Gần 1.000 bạn trẻ được tư vấn hướng nghiệp

TTTĐ - 1.000 học sinh huyện Ứng Hòa, Hà Nội tham gia Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp – Tuyển sinh năm 2025. Sự kiện diễn ra ngày 14/4, do Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội phối hợp với Huyện đoàn Ứng Hòa và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Ứng Hòa tổ chức.
Xem thêm