Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển
TP Hồ Chí Minh: Tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá |
Lấy kinh nghiệm từ Singapore để tạo đột phá
Theo GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore, vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chuyến thăm Singapore và có bài phát biểu quan trọng tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, thể hiện tinh thần quyết tâm và sự chủ động của Việt Nam.
Tại đây, Tổng Bí thư nhấn mạnh nếu được phát huy tốt, kinh tế tư nhân sẽ tạo ra những đột phá lớn, mở ra tiềm năng phát triển to lớn cho đất nước.
Tuy nhiên, theo GS.TS Vũ Minh Khương, kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung ở trong nước đang gặp phải nhiều hạn chế về thể chế, gây ra những điểm nghẽn nghiêm trọng. "Nhiều quy định hiện hành có vẻ như cho phép tồn tại nhưng lại không tạo điều kiện cho phát triển, khiến nền kinh tế khó có bước đột phá", GS.TS Vũ Minh Khương đánh giá.
![]() |
GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore (Ảnh: VGP) |
Lấy kinh nghiệm từ quốc tế, GS.TS Vũ Minh Khương cho rằng, để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cần tập trung vào những điểm chính. Trong đó, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 - 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững.
"Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam hiện nay đang thiên về tăng trưởng hơn là tiến hóa. Tiến hóa mới là yếu tố giúp thay đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt công nghệ và đổi mới sáng tạo...", vị này đánh giá.
GS.TS Vũ Minh Khương cũng đề nghị, TP Hồ Chí Minh nên rà soát các điểm nghẽn trong từng ngành để từ đó rút kinh nghiệm, tạo đột phá; cần lập bản đồ cải biến các ngành công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng đột phá, nâng cao năng suất, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, vị này cũng đề xuất TP Hồ Chí Minh nên cử một tổ công tác, phối hợp với các cơ quan Trung ương sang Singapore học tập mô hình quản lý của họ. Nếu học tập mô hình Singapore, TP Hồ Chí Minh chỉ cần đầu tư vài triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nhưng có thể thu về hàng tỉ USD từ sự phát triển của khu vực này.
"Tôi thấy cách làm của Singapore rất hiệu quả. TP Hồ Chí Minh nên đi đầu trong việc thực hiện các cải cách này. Nếu làm tốt, 400.000 hộ kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi và cơ hội phát triển", GS.TS Vũ Minh Khương nêu ý kiến.
Tham khảo 7 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, mô hình kinh tế tư nhân của Trung Quốc là bài học thực tiễn rất đáng học hỏi.
Ông cho biết: "Tổng Bí thư Trung Quốc gần đây đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp tư nhân, thể hiện sự thay đổi từ "kiểm soát" sang "kiến tạo" để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Hiện nay, kinh tế tư nhân của Trung Quốc (bao gồm cả hộ kinh doanh) đóng góp khoảng 60% GDP và 50% ngân sách Nhà nước.
Trong khi đó, kinh tế tư nhân của Việt Nam mới đóng góp khoảng 50% GDP và 30% ngân sách Nhà nước, cho thấy tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn".
Vì vậy, vị này góp ý, TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung có thể tham khảo 7 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc để phát triển kinh tế tư nhân
Theo TS Cấn Văn Lực, đầu tiên, chúng ta cần có sự thống nhất và nhất quán về tư duy đối với kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là "động lực quan trọng nhất" trong tăng trưởng kinh tế và là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp đó, ông cho rằng cần hoàn thiện thể chế, nhất là đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. "Nên sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xuống 15% - 17% thay vì 20% hiện tại. Cần quyết liệt cắt giảm 30% thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh và thời gian giải quyết công việc hành chính", TS Cấn Văn Lực góp ý.
![]() |
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV (Ảnh: Hoàng Triều) |
Kinh nghiệm thứ ba là bậc quản lý phải phân loại doanh nghiệp để có chính sách quản lý phù hợp theo quy mô và tính chất hoạt động; chính sách và cơ chế hỗ trợ phải khác nhau cho doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, tránh áp dụng chung một khung quản lý cho tất cả.
"Thứ tư, cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp dựa trên mức độ đóng góp thực tế cho ngân sách, việc làm và xã hội", TS Cấn Văn Lực nêu ý kiến.
Điều thứ năm, theo TS Cấn Văn Lực là chính quyền cần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo doanh nghiệp tư nhân được thực hiện đầy đủ ba quyền cơ bản: Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm và quyền cạnh tranh bình đẳng.
Bài học thứ sáu là phải khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ, miễn thuế thu nhập trong "3 - 5 năm đầu" để nuôi dưỡng nguồn thu; đơn giản hóa thủ tục thành lập và hỗ trợ họ trong công tác kế toán, quản lý.
Cuối cùng, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh, bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng cần tuân thủ pháp luật, nâng cao chuẩn mực và đạo đức kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Vị này chia sẻ thêm, Trung Quốc có đến 55 triệu doanh nghiệp trong khi Việt Nam chỉ mới phấn đấu lên 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2025.
"Như vậy, số lượng doanh nghiệp họ gấp 55 lần Việt Nam trong khi dân số họ chỉ gấp 15 lần ta. Do vậy, Việt Nam phải phấn đấu lên 4 triệu doanh nghiệp chứ không phải lên 1,5 hay 2 triệu doanh nghiệp", TS Cấn Văn Lực nêu quan điểm.
TP Hồ Chí Minh cần xác định thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân Theo TS Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia Chính sách công, TP Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ cần cụ thể hóa một số nội dung quan trọng đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Trước hết, cần xác định rõ thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Việc thống kê, đánh giá cụ thể năng lực sản xuất - kinh doanh của khu vực này là điều kiện cần thiết để xác định đúng mức độ đóng góp vào GDP và ngân sách Nhà nước. Chính thức hóa hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức sẽ là một bước đi quan trọng đối với TP Hồ Chí Minh trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tư nhân. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

PGBank trao giải thưởng 3 lượng vàng cho khách hàng may mắn

Các địa phương hỗ trợ nhau trong bảo đảm nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công

Khẩn trương xác định, định vị chiến lược phát triển của Trung tâm tài chính quốc tế

Dùng nguyên liệu hết hạn, Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc

S&P ấn tượng với Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy của Việt Nam

Đề xuất tăng quyền của Thủ tướng trong thu, chi ngân sách Nhà nước

Thương hiệu Thái Lan khẳng định vị thế trên đất Việt

Tín dụng TP Hồ Chí Minh vượt mốc 4 triệu tỷ đồng
