Tag

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tin tức 01/08/2023 13:01
aa
TTTĐ - Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị; Luật Thủ đô theo hướng phân quyền, phân cấp trên tất cả các lĩnh vực để tạo sự bứt phá, tự chủ, tự quyết của Thủ đô gắn với điều kiện đặc thù, phát triển kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ trí thức các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Làm rõ tính đặc thù vượt trội, vượt trước trong Luật để Thủ đô phát triển Hà Nội cần bảo đảm hệ thống giáo dục công lập cho mọi đối tượng trong lứa tuổi đến trường Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Mong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có những quy định đặc thù, “vượt trước” về văn hóa

Đó là một trong các ý kiến góp ý về phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trong Luật Thủ đô (sửa đổi), được đưa ra tại Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội và Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô (sửa đổi)
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh tham luận tại hội thảo

Đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND

Theo PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh (Học viện Hành chính quốc gia), Hà Nội đã phân cấp, ủy quyền hai mảng chính là quản lý Nhà nước và thủ tục hành chính (TTHC); Điều chỉnh bổ sung quy định phân cấp cho cấp huyện 9 lĩnh vực liên quan các vấn đề dân sinh, với ít nhất 210 nhiệm vụ chính được phân cấp; Phân cấp, ủy quyền 708 trong số 1.910 TTHC.

Hiện, TP tiếp tục rà soát về tổ chức, bộ máy, biên chế; Rà soát về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức phân bổ ngân sách giữa các cấp ngân sách của TP; Rà soát TTHC để bảo đảm nguồn lực thực hiện phân cấp, giảm thời gian thực hiện các TTHC.

PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh cho rằng: Để thể chế hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển Thủ đô Hà Nội, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội đặc biệt là về biên chế, cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Hà Nội; Có chính sách trọng dụng nhân tài; Thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đặc thù, thẩm quyền của HĐND, UBND TP Hà Nội...

Góp ý cụ thể vào Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Trần Thị Diệu Oanh nêu: Chương II dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về tổ chức chính quyền Thủ đô tại TP Hà Nội (từ Điều 9 đến Điều 18). Chương này tập trung quy định về mô hình chính quyền đô thị tại Thủ đô; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp của TP Hà Nội, theo đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các chủ thể nêu trên trong một số lĩnh vực.

Theo bà Oanh, đối với TP thuộc Thủ đô cần tăng tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND, tổ chức chính quyền địa phương TP thuộc Thủ đô sao cho năng động, hiệu quả.

Về số lượng biên chế hành chính, cho phép TP được chủ động trong việc giao biên chế đủ đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước; Yêu cầu tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng các cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc TP thuộc Thủ đô; Việc tổ chức lại và thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cũng cần được quan tâm.

Trong đó, cần điều chuyển một số nhiệm vụ theo quy định pháp luật thuộc chức năng của các Sở, ngành chuyên môn cho UBND TP thuộc Thủ đô để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn TP phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng thực hiện.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị tại Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đại biểu dự hội thảo

PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh đề nghị: Điều chỉnh để tăng thẩm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, ngân sách và quản lý vốn đầu tư; Chủ động hơn trong quản lý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và số tiền thu được từ bán tài sản trên đất...; Tăng tính chủ động của TP sáng tạo trong tạo nguồn vốn để đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn để kết nối đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội; Phát huy vai trò chủ động trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư các dự án trên địa bàn theo quy định pháp luật về đầu tư, bảo đảm thuận lợi, hiệu quả khi thực hiện thủ tục đầu tư trên địa bàn TP.

Chú trọng các quy định mang tính phân quyền tối đa

Đặc biệt, với nhóm nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, dự thảo Luật có những quy định cụ thể về phân quyền cho HĐND, UBND TP Hà Nội và HĐND, UBND thuộc TP Hà Nội.

Liên quan phân cấp, ủy quyền, ngoài việc ủy quyền theo nguyên tắc chung quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng việc phân cấp, ủy quyền của UBND TP Hà Nội.

Trong đó, quy định UBND TP Hà Nội phân cấp hoặc ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội, cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã và thuộc TP Hà Nội.

Các cơ quan chuyên môn này được ủy quyền cho UBND hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp dưới. Chủ tịch UBND TP Hà Nội có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hành chính khác trực thuộc UBND TP Hà Nội.

Theo bà Oanh, các quy định tại dự thảo đang hướng đến mục tiêu phân cấp, ủy quyền đến tận cơ sở, nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt trong giải quyết công việc. Tuy nhiên, quá trình xây dựng cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc để bảo đảm đồng bộ với các quy định hiện hành như Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị quyết số 97/2019/QH14 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội (mở rộng thêm đối tượng được uỷ quyền là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và tổ chức hành chính khác)..

“Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rất rõ về vấn đề phân cấp, ủy quyền, vì vậy dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chỉ nên quy định các vấn đề khác nhau, trong đó chú trọng các quy định mang tính phân quyền tối đa để tạo thuận lợi cho TP Hà Nội”- PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh nhấn mạnh.

Đồng thời cho rằng, cần quy định cơ quan chuyên môn ủy quyền cho cơ quan hành chính Nhà nước cấp dưới để giải quyết các TTHC nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Đặc biệt, đi cùng với vấn đề ủy quyền là nhiều điều kiện, trong đó có thể kể đến điều kiện để người nhận ủy quyền thực hiện công việc, cơ chế giám sát thực hiện việc này để khả thi trong thực tiễn.

Đọc thêm

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc Tin tức

Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới Tin tức

Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 2/7, với 91,4% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Tin tức

Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024, với 87/87 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 93,55% tổng số đại biểu HĐND TP).
Xem thêm