Tag

Hỗ trợ giáo viên mầm non “vượt sóng” Covid-19

Giáo dục 31/08/2021 09:51
aa
TTTĐ - Dù không phải nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội nhưng trong 2 năm qua, những đợt nghỉ kéo dài vì dịch đã khiến nhiều giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên các trường mầm non tư thục chật vật…
Ba Đình tập huấn kỹ năng giao tiếp cho giáo viên mầm non Sẻ chia với giáo viên mầm non bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Quẩn quanh với nỗi lo cơm, áo

Chị Phạm Thanh Tú (giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những giáo viên mầm non đang gặp muôn vàn khó khăn vì dịch bệnh. Từ nhiều tháng nay, chị Tú chỉ quanh quẩn trong căn phòng trọ rộng khoảng chừng 10m2.

Chị Tú chia sẻ: “Trước khi dịch bệnh bùng phát, tôi có tiết kiệm được một chút từ tiền lương nhưng gần 2 năm nay, dịch bệnh cứ ròng rã kéo dài nên hiện tại, tôi phải thắt chặt chi tiêu hơn. Sau khi trường học tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, tôi có nhận kèm 1-1 cho trẻ viết chữ đẹp và dạy Toán thông minh. Tuy nhiên, bây giờ cũng không có học sinh”.

Hỗ trợ giáo viên mầm non “vượt sóng” Covid-19
Giáo viên mầm non tư thục ở Hà Nội đi dạy trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát

Chung tình cảnh, chị Nguyễn Thị Huyền Ninh (giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội) mới xin được việc và đứng lớp chưa được bao lâu thì đã phải tạm nghỉ dạy. “Biết tin học sinh ở Hà Nội tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều lần bố mẹ khuyên tôi về nhà nhưng ở quê rất khó tìm việc nên tôi cố gắng ở lại thành phố để làm cộng tác viên bán hàng online cho một cửa hàng thời trang, chờ ngày trường học mở cửa trở lại”.

Tuy thu nhập từ công việc tạm thời này không nhiều nhưng chị Ninh cũng cố gắng chắt bóp chi tiêu để cuộc sống ổn định, không trở thành gánh nặng cho gia đình.

Gắn bó với nghề giáo viên mầm non gần 10 năm nhưng sau chuỗi ngày phải tạm nghỉ dạy vì dịch bệnh, chị Nguyễn Thị Duyên (giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội) đã xin nghỉ việc để cùng chồng về quê buôn bán. Trước đó, vợ chồng chị Duyên cùng 2 con thuê trọ tại quận Hà Đông. Với đồng lương khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, cộng khoản thu nhập từ nghề lái xe dịch vụ của chồng cũng tạm đủ chi tiêu cho gia đình.

Tuy nhiên, dịch liên tục bùng phát, thu nhập của vợ chồng chị không còn đều đặn như trước. Đợt dịch này, gia đình chị đã quyết định về quê tìm công việc khác vì không thể trụ lại thành phố. Trở về quê, hàng ngày, chị Duyên cùng chồng dậy từ 2-3 giờ sáng để ra chợ đầu mối mua rau, sau đó bán lại cho một số tiểu thương lấy lời. “Công việc mới chưa quen, vợ chồng tôi gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, về quê không phải thuê nhà nên giảm bớt được chi phí, từ đó có thể lo cho các con được tốt hơn”, chị Duyên cho biết.

Qua ghi nhận, thời gian qua, số lượng giáo viên mầm non các trường tư thục ở Hà Nội có nhu cầu tìm kiếm việc làm đang có xu hướng tăng lên. Tại nhiều hội, nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội, mỗi ngày có đến hàng chục bài đăng tìm kiếm việc làm của các giáo viên mầm non tư thục. Việc làm được tìm kiếm chủ yếu là những công việc không yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm như: Trực page, bán hàng online, nhân viên tư vấn bảo hiểm…

Thu nhập từ những công việc này thường không cao nhưng đối với các giáo viên mầm non tư thục phải nghỉ dạy không lương thì đây là số tiền rất cần thiết để có thể trang trải các khoản chi phí sinh hoạt, ăn uống và đi lại.

“Phao” cứu sinh

Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến khá phức tạp, khó lường. Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội.

Hỗ trợ giáo viên mầm non “vượt sóng” Covid-19
Giáo viên mầm non tư thục ở quận Hà Đông nhận hỗ trợ "Túi An sinh công đoàn"

Qua tìm hiểu, các ngành, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động theo hướng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh toàn thành phố giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 và đặc thù của từng địa phương.

Trực tiếp đến bộ phận một cửa quận Hà Đông nhận tiền hỗ trợ, chị Trương Thị Thu Hiền (giáo viên trường Mầm non tư thục Đức Trí, quận Hà Đông) phấn khởi: “Hơn 3 tháng ngừng dạy, cuộc sống của gia đình tôi rất khó khăn. Chồng làm nghề tự do, công việc không đều nên chúng tôi chi tiêu rất tiết kiệm. Nhận được 3.710.000 đồng tiền hỗ trợ tạm ngừng việc và 1.000.000 đồng nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, tôi rất vui. Đây cũng là nguồn động viên lớn đối với gia đình trong thời điểm này”.

Thấu hiểu những khó khăn của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non tư thục, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tư thực có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Những chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức đã lăn bánh, chở “yêu thương” đến khắp các địa bàn quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” thực hiện trao quà cho đoàn viên, người lao động, trong đó có cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tư thục gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mỗi suất quà trị giá 200.000 đồng gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu như: Gạo, đồ hộp, dầu ăn…

Tại quận Cầu Giấy, bà Nguyễn Thị Thu Hà (Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy) cho biết, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội đã cho học sinh các cấp nghỉ học để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian nhiều giáo viên, nhân viên ở các cơ sở mầm non, trong đó có mầm non tư thục gặp rất nhiều khó khăn. LĐLĐ quận đã trao tặng 82 “Túi an sinh Công đoàn” cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc các trường mầm non trên địa bàn.

Hỗ trợ giáo viên mầm non “vượt sóng” Covid-19

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương tặng quà tới cán bộ giáo viên, nhân viên khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19

“Mỗi “Túi an sinh Công đoàn” gồm lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu với trị giá hơn 200 nghìn đồng, thể hiện tình cảm của tổ chức Công đoàn quận nhằm hỗ trợ phần nào khó khăn của các gia đình người lao động”, bà Nguyễn Thị Thu Hà thông tin.

Tương tự, tại quận Nam Từ Liêm, thông qua “Chuyến xe siêu thị 0 đồng”, LĐLĐ quận đã trao 76 “Túi an sinh Công đoàn” cho 76 cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Hoa Anh Đào và 55 “Túi an sinh Công đoàn” cho 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Lê Quý Đôn.

Mới đây nhất, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức “Chuyến xe yêu thương”.

Chương trình trao tặng 200 “Túi an sinh Công đoàn” của Liên đoàn Lao động thành phố và Công đoàn Ngành tới 200 đoàn viên của 11 đơn vị trực thuộc bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và kinh phí hỗ trợ cho 138 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn mỗi đoàn viên 1,5 triệu đồng. Đồng thời, Ban tổ chức trao tặng 4.000 khẩu trang và 40 lít dung dịch khử khuẩn của Sở GD&ĐT Hà Nội cho hai trường Mẫu giáo Mầm non B và Mẫu giáo Việt Triều Hữu nghị.

Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương nhấn mạnh: Những món quà tuy nhỏ nhưng là tình cảm, sự động viên của Sở và Công đoàn ngành Giáo dục Thủ đô đối với các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thời điểm hiện nay. Lãnh đạo Sở cũng mong muốn, các cán bộ, giáo viên sẽ cùng chung sức vượt qua những khó khăn trong thời điểm này để toàn ngành có thể sớm trở lại trạng thái dạy và học mới.

Đọc thêm

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm Giáo dục

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025 tại trường THPT Thọ Xuân, Đan Phượng. Chương trình có sự tham gia của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trong đó gian hàng tư vấn của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thu hút đông đảo học sinh quan tâm, đặc biệt là với nhóm ngành dễ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Xem thêm