Tag

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh du lịch nội địa

Du lịch 03/06/2020 20:14
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa chủ trì cuộc họp với các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Tài chính; Hiệp hội Du lịch Việt Nam, một số doanh nghiệp du lịch... trong bối cảnh ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh du lịch nội địa

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương xem xét giảm các loại phí, khoản thu du lịch đồng đều

Bài liên quan

Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống trường sư phạm

Xác định rõ mục tiêu Đề án tái cấu trúc hạ tầng CNTT phục vụ Chính phủ điện tử

Nguy cơ dịch bệnh Covid-19 vẫn hiện hữu xung quanh chúng ta

Việt Nam vẫn kiểm soát tốt dịch Covid-19, người dân tránh hoang mang

Bộ Quốc phòng diễn tập phòng chống Covid-19 với tình huống 30.000 người bị nhiễm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan Nhà nước

Liên quan đến hoạt động du lịch 5 tháng đầu năm 2020, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt; khách nội địa đạt 16 triệu lượt, giảm lần lượt 50% và 58,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng thu du lịch đạt 150.300 tỷ đồng, giảm hơn 47% so với cùng kỳ năm 2019. Công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú đạt khoảng 20%, giảm mạnh so với công suất 52% so với cùng kỳ năm 2019.

Dự báo khách du lịch nội địa năm 2020 đạt khoảng 60 đến 65 triệu lượt. Trường hợp đón khách quốc tế vào đầu quý 3/2020, lượng khách quốc tế có thể đạt khoảng 6 đến 8 triệu lượt; có thể đạt khoảng 5 triệu lượt nếu mở đón khách quốc tế từ đầu quý 4/2020.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch cho biết thời gian qua, các chương trình kích cầu du lịch nội địa được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả nhất định.

Theo thống kê sơ bộ các địa phương, qua đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 và các dịp cuối tuần, hoạt động của các phòng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng ven biển đạt công suất cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tiêu biểu, nhiều khách sạn của Tập đoàn Mường Thanh đạt công suất phòng từ 80-98%; chuỗi khách sạn của Vinpearl đạt công suất khoảng 90%.

Bên cạnh đó, các hãng hàng không Việt Nam mở lại các đường bay, tần suất bay và công suất chuyên chở như Vietnam Airline đạt 100%; Bamboo Airways đạt khoảng 75-80%; Vietjet Air đạt 100%; góp phần kích cầu thị trường du lịch nội địa.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động du lịch vượt qua đại dịch COVID-19, đề nghị Chính phủ xem xét giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan triển khai chương trình truyền thông “Việt Nam - Điểm đến an toàn, hấp dẫn;” tập trung tuyên truyền về chủ trương phục hồi du lịch, kích cầu du lịch nội địa; xem xét lùi thời gian khai giảng năm học; điều chỉnh thời gian nghỉ lễ, tạo kỳ nghỉ dài dành cho hoạt động du lịch...

Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương báo cáo về các giải pháp hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp du lịch; chỉ đạo Bộ Công Thương sớm ban hành chính sách điều chỉnh giá điện áp dụng cho cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng giá điện sản xuất, thực hiện trong cả năm 2020.

Nhấn mạnh việc phân chia mục tiêu thu hút khách du lịch từng thời điểm trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ đề xuất Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước có động thái, chính sách mạnh tạo ra cú hích dứt khoát trong đợt cao điểm từ tháng 7-10 thu hút khách du lịch; xây dựng các vùng du lịch trọng điểm làm hạt nhân thúc đẩy phát triển du lịch theo từng vùng, liên kết vùng; xây dựng chuỗi sản phẩm kết nối lữ hành, hàng không và dịch vụ với phương châm hợp tác, kích cầu du lịch.

Trước thực trạng khách đến du lịch nhưng lại “mang tiền về” do dịch vụ ở điểm đến hạn chế, ông Nguyễn Quốc Kỳ đề nghị ban hành chính sách tài chính hỗ trợ cho các công ty du lịch lữ hành - những “đầu tầu kéo” cho hệ thống vận chuyển, lưu trú, dịch vụ phía sau nhằm phát triển ngành du lịch.

Liên quan đến vấn đề vé thăm quan các điểm du lịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết nhiều địa phương chưa thực hiện việc giảm giá vé cho khách du lịch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ với hơn 40.000 doanh nghiệp; 4,5 triệu lao động tương đương hàng chục triệu người phụ thuộc, ngành du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19.

Nhận định tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng đề nghị ngành du lịch luôn ở trong tâm thế sẵn sàng, trên tinh thần chỉ đạo “bao đê chặt, ngăn rất kỹ từ bên ngoài để phát triển bên trong.”

Trên cơ sở tận dụng các điều kiện, các hoạt động thúc đẩy du lịch nội địa cần được chú trọng nhằm hạn chế giải thể, phá sản các doanh nghiệp; đặc biệt hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng của cơ sở du lịch nhỏ lẻ.

Trên tinh thần đồng hành thực chất và chia sẻ khó khăn, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương xem xét giảm các loại phí, khoản thu du lịch đồng đều. “Đồng hành phải đi vào thực chất. Các địa phương phải xem xét mức độ doanh nghiệp giảm giá để giảm các khoản thu, phí du lịch ở mức độ tương đương,” Phó Thủ tướng cho biết.

Bên cạnh việc thúc đẩy phương thức làm việc từ xa, các bộ cần sớm có phương án thời gian các kỳ nghỉ lễ trong năm, chốt thời gian nghỉ hè của học sinh... để tạo điều kiện kích cầu du lịch.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp các địa phương, Hiệp hội Du lịch thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu theo điểm đến trọng điểm theo khu vực như Tây Bắc, Đông Bắc, Duyên hải miền Trung... không để doanh nghiệp tự làm riêng lẻ; xây dựng các chương trình, cơ chế, chính sách cụ thể đối với kích cầu du lịch nội địa.

Trên tinh thần sẵn sàng chuẩn bị đón du khách quốc tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh chỉ mở ra khi thực sự an toàn. Do đó, các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp theo dõi sát tình hình phòng, chống dịch ở các thị trường lớn.

Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải kết hợp Hiệp hội Du lịch Việt Nam thống nhất, khi điều kiện cho phép sẽ chọn những địa bàn, thị trường an toàn; chọn trước một số điểm đến ở Việt Nam an toàn với quy trình nhập cảnh, vận chuyển đưa đón, quản lý du khách quốc tế theo tour... chặt chẽ.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị chuyển đổi các hoạt động truyền thông, xúc tiến du lịch quốc tế theo các hình thức mới như họp trực tuyến, quảng bá qua Internet; xây dựng chương trình quảng bá du lịch gắn với phòng, chống dịch COVID-19 với thông điệp “Việt Nam an toàn”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm