Tag

Hình tượng con rồng trong văn hóa Việt

Văn hóa 10/02/2024 01:00
aa
TTTĐ - Từ xưa đến nay, con rồng được xem là biểu tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, người Việt vẫn thường suy tôn nguồn gốc của mình là “Con Rồng, cháu Tiên” bởi rồng chính là biểu hiện của niềm tự hào về dòng giống, cội nguồn.
Những linh vật rồng độc đáo trên đường hoa Đà Nẵng

Rồng có nguồn gốc từ đâu?

Rồng xuất hiện rất sớm trong huyền thoại, truyền thuyết cũng như nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc trên thế giới. Tứ linh là 4 con vật trong thần thoại của một số nước Đông Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, bao gồm: Long (rồng), Lân (kỳ lân), Quy (rùa), Phụng (phượng hoàng). Những con vật này có nguồn gốc từ 4 linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước, được người xưa sáng tạo dựa trên các chòm sao. Các linh thần này dựa trên 4 nguyên tố cấu tạo nên trời đất: Đất, nước, lửa, gió.

Hình tượng con rồng trong văn hóa Việt

Lan can hình rồng tinh xảo tại Đình Chèm (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Rồng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, ở hai nền văn hóa Đông và Tây, sự nhìn nhận về rồng lại được quyết định bởi bản chất và đặc thù của mỗi nền văn hóa.

Nếu phương Tây coi rồng là biểu tượng cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người cần phải chinh phục thì ngược lại phương Đông lại xem rồng là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng. Rồng trong truyền thuyết, huyền thoại phương Đông thường được mô tả khác với rồng của phương Tây cả về dáng dấp và tính khí.

Ở phương Đông, rồng là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định. Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trong các lưu vực các con sông lớn.

Yếu tố sông nước quan trọng với người phương Đông, vì vậy họ đã sáng tạo rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước - sự phong đăng, mùa màng bội thu. Cả hai mặt hoạt động có lợi cũng như phá hoại của nước đều được xem là do rồng thúc đẩy.

Cũng chẳng có gì lạ khi những vị thần đầu tiên trong tín ngưỡng xa xưa của phương Đông là những vị thần có liên quan đến nước. Mùa màng bội thu hay không là phụ thuộc vào yếu tố nước. Do đấy, thần nước cũng chính là thần Rồng.

Sau này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc phương Đông, rồng dần được gán thêm các ý nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại như biểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng…

Được xem là vua trong thế giới sinh vật, nên dễ hiểu rồng là biểu tượng của điềm lành, sự may mắn và tốt đẹp đối với phương Đông. Trong truyền thuyết, thần thoại của phương Đông, dù cốt truyện có khác nhau nhưng rồng bao giờ cũng ẩn chứa ý nghĩa rồng là một biểu tượng cho sự cao quý tốt đẹp.

Đối với phương Đông, rồng được xem là con vật nằm trong cung hoàng đạo, trong số 12 con vật. Rồng hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật như trong múa, kịch; trang trí trên điêu khắc, kiến trúc...

Hình tượng rồng trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của hình tượng rồng, Song dù có lý giải thế nào về nguồn gốc rồng thì trong tâm thức của người Việt truyền thống, rồng vẫn là một biểu tượng văn hóa rực rỡ.

Hình tượng con rồng trong văn hóa Việt

Lan can hình rồng tinh xảo bên bậc cấp của Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ (kinh thành Huế)

Trước hết, vì rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do vậy rồng mang trong mình hết thảy các ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức mạnh và quyền năng thiên biến vạn hóa là hai đặc tính quan trọng. Rồng được cho là biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù.

Với thuyết Hồng Bàng thị, người Việt Nam còn coi rồng là một biểu trưng của nguồn cội, của ý thức giống nòi và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Ý thức “Con rồng cháu tiên” sớm ngấm ngầm vào da thịt từng người con đất Việt từ thuở lọt lòng mẹ.

Ở chức năng tâm linh, rồng được hiểu là thần thánh. Tuy nhiên, chức năng tâm linh này của rồng thường được hiểu là gắn liền với chức năng ổn định tâm lý và giáo dục con người (tu tâm dưỡng tính, gửi gắm niềm mong mỏi một cuộc sống tốt đẹp hơn...) là chính.

Nhìn từ góc độ văn hóa, rồng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Ngay từ thời Lý, Trần, rồng đã được đặt ở những vị trí trang trọng nhất ở các công trình nghệ thuật, như trên bệ tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích, ở tháp Chương Sơn, chùa Phổ Minh.

Vậy đó, tổ tiên đã tạo ra biểu tượng rồng như là một biểu hiện của khát vọng vươn lên chinh phục tự nhiên và chinh phục chính mình. Cùng với thời gian, con người đã “thiên biến vạn hóa” biểu tượng rồng và sử dụng chúng theo những mục đích khác nhau, song chính những giá trị tốt đẹp của rồng trong tâm thức con người đã đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó.

Đọc thêm

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc Văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã cùng Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức phở Hà Nội, cà phê Việt Nam và dạo phố ngắm Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, tham quan chùa Trấn Quốc.
Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới Thời trang - Làm đẹp

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

TTTĐ - Ngày 17/4, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Xem thêm