Tag

Hãy để quỹ cha mẹ học sinh thực sự là khoản thu của sự tự nguyện

Giáo dục 09/10/2022 09:07
aa
TTTĐ - Cứ đầu năm học mới, ở không ít hội, nhóm phụ huynh, sự mất đoàn kết, bài xích lẫn nhau giữa các nhóm phụ huynh không cùng chí hướng trở thành nỗi bức bối của không ít bậc cha mẹ.
TP Hồ Chí Minh: Nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa Hội Phụ huynh để thu các khoản ngoài quy định

Trong đó, mâu thuẫn phần lớn xuất phát từ việc thu quỹ cha mẹ học sinh. Liệu khoản tiền vẫn được tuyên truyền là “tự nguyện” này đã thực sự được đóng góp bởi sự tự nguyện của phụ huynh hay chưa?

Mâu thuẫn từ thiếu sự đối thoại

Suốt hơn 1 tuần kể từ sau buổi họp phụ huynh đầu năm, chị Hoàng Hải Yến (quận Hà Đông, Hà Nội) luôn mang trong mình tâm trạng bực bội, bức bối. Nguyên nhân xuất phát từ việc vận động đóng góp quỹ cha mẹ học sinh của ban đại diện phụ huynh lớp con chị. “Ở buổi họp phụ huynh, tôi và gần 50 cha mẹ khác trong lớp được thông báo là nộp quỹ cho con đầu năm học mới, trong đó có quỹ lớp để tổ chức các hoạt động của học sinh tại lớp học và quỹ trường để phục vụ cho các hoạt động trong năm học của nhà trường.

Trong đó, nhiều phụ huynh bày tỏ ý kiến không nên có khoản quỹ trường mà chỉ đồng ý đóng góp quỹ lớp để tổ chức các hoạt động của nhà trường”, chị Yến chia sẻ.

Hãy để quỹ cha mẹ học sinh thực sự là khoản thu của sự tự nguyện
Hãy để quỹ cha mẹ học sinh thực sự là khoản thu của sự tự nguyện. Ảnh minh họa

Ý kiến này đã được biểu quyết đồng tình bởi đa số phụ huynh tham dự họp. Thế nhưng, ngay sau buổi họp ấy, thông qua nhóm zalo của phụ huynh lớp, chị Yến lại được thông báo là tất cả các lớp khác đều nhất trí phải đóng cả quỹ trường, quỹ lớp. Chưa dừng lại ở đó, ban đại diện cũng “chốt” luôn số tiền cần đóng là bao nhiêu kèm theo số tài khoản.

Không đồng tình với hành động này, chị Yến đặt ra 1 loạt câu hỏi tới ban đại diện phụ huynh trong lớp như: Số tiền này sẽ được sử dụng với mục đích gì? Tổ chức các hoạt động như thế nào và kế hoạch dự chi ra sao nhưng đều không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Ban đại diện phụ huynh nói: Tất cả các lớp đều đóng như thế thì lớp chúng ta cũng đóng như vậy. Đây cũng là vì để tổ chức hoạt động cho các con. Nhà trường không có chủ trương thu và không vận động phụ huynh đóng góp nhưng ban đại diện phụ huynh thấy cần thiết nên kêu gọi đóng góp.

Chị Yến chia sẻ: “Tôi không nhất trí với quan điểm ấy bởi nếu đã là khoản thu tự nguyện, kêu gọi sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh thì cần có sự trao đổi, bàn bạc, thống nhất. Ít nhất phụ huynh cũng phải biết nhà trường sẽ tổ chức những hoạt động gì, dự chi như thế nào mới có thể tham gia, đóng góp. Mặt khác, nếu kêu gọi sự tự nguyện thì không thể áp đặt là cần phải đóng bao nhiêu mà không cần lắng nghe ý kiến, sự chia sẻ của phụ huynh”.

Không chỉ có chị Yến mà đầu năm học mới, rất nhiều phụ huynh bày tỏ sự không đồng tình với việc vận động đóng quỹ cha mẹ học sinh của nhiều lớp học, nhiều nhà trường. Điều này khiến cho ý nghĩa tốt đẹp của sự “tự nguyện” không còn nữa. Thay vào đó là sự mâu thuẫn, bài xích, hiềm khích lẫn nhau giữa các nhóm phụ huynh không cùng quan điểm.

Bày tỏ sự khó chịu chỉ vì vài trăm nghìn quỹ trường, chị Ánh Vân (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Là một trong số những phụ huynh phản đối việc nài ép phụ huynh đóng quỹ trường của đại diện phụ huynh lớp, tôi cũng khá căng thẳng. Nhiều người không đồng tình nhưng họ ngại ngần không nói ra. Chỉ riêng tôi thẳng tính bày tỏ quan điểm. Ngay sau đó, mỗi lần đi đón con, đại diện phụ huynh lớp cũng đi đón con nhìn tôi với ánh mắt khác lạ. Rồi dăm ba nhóm có đại diện phụ huynh ngồi ghế đá sân trường nhỏ to bàn bạc đánh ánh mắt thiếu thiện cảm về phía tôi. Điều đó khiến tôi thực sự cảm thấy khó chịu”.

Chị Vân bày tỏ quan điểm: “Con cái là tài sản lớn nhất của mỗi gia đình mà mình còn gửi gắm cho nhà trường thì tiếc gì mấy trăm nghìn tiền quỹ. Tôi chỉ không đồng tình với cách trao đổi như ép buộc, thiếu tính đối thoại và không minh bạch. Nhiều người cũng vì e ngại, vì sợ con không được đối xử công bằng ở lớp, ở trường hay sợ bị cô lập mà không dám bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình. Bởi vậy, quỹ tự nguyện không còn là sự tự nguyện mà là tự nguyện trên tinh thần ép buộc. Điều đó khiến phụ huynh thiếu đi sự tin tưởng đối với nhà trường, với môi trường giáo dục mà họ gửi gắm con em mình”.

Công khai, minh bạch, lắng nghe để được chia sẻ

Cùng với những quan điểm của phụ huynh, ở phía nhà trường, khoản thu tự nguyện này được nhìn nhận và chia sẻ ra sao? Theo Hiệu trưởng một trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, cứ mỗi dịp đầu năm học mới, tình trạng lạm thu, rồi các khoản thu chưa đúng quy định lại được phản ánh rầm rộ thông qua các trang mạng xã hội, kênh thông tin báo chí khiến những người làm công tác quản lý vô cùng đau đầu. Vậy nhà trường có thực sự “lợi dung” Ban đại diện phụ huynh theo cách nói của nhiều người là “cánh tay nối dài” của BGH nhà trường để “thò tay”, “móc túi” của phụ huynh hay không? Điều đó rất cần đến ý chí, công tác lãnh đạo của người làm quản lý.

“Mỗi trường học trong một năm học thường tổ chức khá nhiều hoạt động để nhằm nhiều mục đích: Thứ nhất là quảng bá hình ảnh, thương hiệu của nhà trường. Thứ hai là tạo không gian cho học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tăng tình đoàn kết, gắn bó. Đó đều là những mục đích rất tốt đẹp. Vậy nhưng, kinh phí Nhà nước cấp cho các hoạt động của nhà trường được quản lý và sử dụng rất chặt chẽ. Không phải khoản chi nào cũng được sử dụng nguồn ngân sách hạn hẹp ấy. Chính vì vậy, để tổ chức được các hoạt động, việc nhận được sự đồng tình, ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần của phụ huynh là rất đáng quý và quan trọng”, vị Hiệu trưởng này chia sẻ.

Tuy nhiên, để làm sao nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh và sự tự nguyện một cách chân thành thì lại là chuyện không phải trường học nào cũng làm tốt. Bởi nếu làm tốt, đã không có những ý kiến trái chiều, những bức bối từ diễn đàn nọ, hội nhóm kia và trở thành câu chuyện truyền miệng không mấy tốt đẹp?

Theo Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông, để nhận được sự tự nguyện và ủng hộ của phụ huynh, ngay từ trước khi tổ chức cuộc họp phụ huynh, nhà trường đã lên kế hoạch hoạt động chi tiết, dự kiến kinh phí tổ chức và công khai minh bạch. “Chúng tôi cũng quán triệt từ đầu với đại diện phụ huynh để không xảy ra tình trạng cào bằng, nài ép phụ huynh phải nộp quỹ và nộp bao nhiêu. Ai có bao nhiêu ủng hộ bấy nhiêu. Không ủng hộ cũng không sao. Nhà trường cũng thực hiện xã hội hóa để tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức như kêu gọi các nhà tài trợ, các mạnh thường quân ở ngoài nhà trường.

Song song với đó, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã rà soát danh sách học sinh để tìm hiểu xem học sinh nào thuộc diện gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn để có kế hoạch chia sẻ, giúp đỡ. Chính vì vậy, qua các năm học, trường nhận được sự ủng hộ rất lớn của phụ huynh”, lãnh đạo nhà trường chia sẻ.

Đọc thêm

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Xem thêm