Tag

Hầu đồng và những biến tướng: “Đồng nát” vay lãi hầu thánh, nhà cửa nát tan (Kỳ 3)

Văn hóa 08/04/2016 05:10
aa
Giới đồng cốt vẫn thường gọi những người chi tiền tỉ để hầu thánh là “đồng sang”, còn với những người chỉ có vài triệu hay thậm chí vài chục triệu hầu thánh thì xếp vào hàng “đồng nát”.

Hầu đồng và những biến tướng: “Đồng nát” vay lãi hầu thánh, nhà cửa nát tan (Kỳ 3)

Giới đồng cốt vẫn thường gọi những người chi tiền tỉ để hầu thánh là “đồng sang”, còn với những người chỉ có vài triệu hay thậm chí vài chục triệu hầu thánh thì xếp vào hàng “đồng nát”.

>> Kỳ 2:Bác sĩ hầu thánh để xin đông bệnh nhân

Bị thánh “ốp”, không cho ăn nên phải vay lãi để trình đồng

Cô đồng Trần Thị Sinh (xã V.T, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) vốn là nông dân chân lấm tay bùn, chồng phải đi làm ăn xa gom góp gửi tiền về nuôi hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Đầu năm 2013, cả xã V.T lao xao vì “nhà cái cô Sinh bỗng dưng nói được giọng Huế, rồi cả giọng miền Nam nữa”.

Trẻ con, người lớn kéo đến đầy nhà để “xem” cô Sinh nói giọng Huế. Cô Sinh nói với mọi người rằng mình bị thánh “ốp”, và những lời cô nói, giọng cô nói là lời nhà thánh, giọng nhà thánh, “chứ không thì tự nhiên làm sao mà nói được. Các bà không tin là giọng của thánh thì các bà thử nói giọng Huế, giọng miền Nam đi xem có nói được không”.

Hầu đồng và những biến tướng: “Đồng nát” vay lãi hầu thánh, nhà cửa nát tan (Kỳ 3)

Cô đồng Trần Thị Sinh

Suốt cả một tháng trời cô Sinh như “người giời”, đang nói cười lóe xóe bỗng dưng ủ dột, đờ đẫn. Cô Sinh vẫn bảo ấy là mình bị thánh “ốp”. “Lúc thì bóng cậu, lúc thì bóng cô. Lúc các ngài “ốp”, các ngài không cho ăn cái gì cả, cứ ăn vào là nôn, chỉ uống nước lã và... “ăn” nhang được thôi. Bóng cậu còn đỡ, chứ hôm nào bóng cô mà “ốp” thì cô hành cho sợ lắm, đang yên đang lành thế này bỗng dưng người đổ ra đất kêu rầm một cái không còn biết trời đất là gì nữa”, cô đồng Sinh nói.

Mấy tháng như thế, cô Sinh gầy rộc như cái xác ve. Thời gian ấy, cô Sinh bước đi lả lướt, một ngày bắc thang trèo lên ban thờ thắp nhang đến bốn, năm bận, đôi mắt lúc nào cũng long sòng sọc. Nói chuyện với bà con xóm giềng, bất kể già trẻ lớn bé gì, Trần Thị Sinh cũng xưng “cô”.

Xã V.T có ngôi chùa D.P, chẳng hiểu vì lý do gì và mọi việc bắt đầu như thế nào mà mấy năm nay, gia đình nào trong xã gặp trục trặc lớn nhỏ, ra chùa làng kêu xin thì đều “được” thầy chùa phán rằng phải hầu đồng thì thánh… mới tha. Và kỳ dị hơn, thầy chùa giúp gia chủ nhảy đồng ngay trong ngôi chùa D.P.



Thấy nhà chùa nói thế thì nghe thế, chứ dân làng cũng có biết hầu đồng ở nơi nào thì mới đúng đâu! Nhà nào cũng chỉ biết lo lắng, chạy vạy sao cho được mười lăm, hai mươi triệu để thầy chùa “kêu” giúp.

Cho rằng mình có căn đồng phải ra hầu cửa thánh, Trần Thị Sinh cũng gom góp, vay mượn tiền bạc của anh em họ hàng (thậm chí cả đi vay lãi) cố cho đủ ba mươi triệu để ra trình cửa thánh. Ngôi nhà chưa đầy hai mươi mét vuông mới xây lên, tường còn chưa được lăn sơn hay quét vôi ve, nợ làm nhà còn nguyên vẹn, Sinh mặc kệ, bằng mọi giá phải đủ ba mươi triệu để ra trình các thánh.

So với con nhang đệ tử trên thành phố thì vấn hầu ba chục triệu chỉ thuộc hàng “đồng nát”, thế nhưng ở quê nghèo chiêm trũng, ba chục triệu đã là cả một “gia tài”. “Cô” Sinh bảo rằng mình có căn đồng bói, mà lại đi hầu các ngài theo kiểu “đồng nát” thì làm sao mà có lộc được.

Một năm qua, chẳng biết “lộc lá” đến đâu, chỉ biết sau mấy vấn hầu, cô đồng Sinh thành con nợ, nay người này đến đòi tiền lãi, mai người kia đến đòi tiền gốc. Ông chồng thấy vợ bỗng dưng “đồng sang với chả đồng nát” như thế, rồi bạc mặt làm ra được đồng nào là vợ ném cả vào… cửa thánh đồng ấy, nửa năm nay ông chẳng buồn ló mặt về nhà.

Trình đồng mới khỏi được điên

Cô đồng Lê Thị Kim có một gian hàng nhỏ ở chợ đầu mối phía nam Hà Nội, buôn thúng bán mẹt theo đúng nghĩa đen. Khoảng mười năm trước, bà Kim bỗng dưng phát điên, cứ đứng giữa chợ mà tự lột bỏ quần áo mình. Người nhà đưa đi bệnh viện nhưng các bác sĩ đều kết luận thần kinh hoàn toàn bình thường.


Các chị em của bà bèn đi… xem bói. Thầy bói bảo rằng, bà Kim phát điên thế là thánh đánh động cho mà biết đấy, là bệnh đường âm nên bác sĩ không nhìn ra đâu, bà ấy có căn tứ phủ, phải ra trình đồng thì mới khỏi điên được.

Hầu đồng và những biến tướng: “Đồng nát” vay lãi hầu thánh, nhà cửa nát tan (Kỳ 3)

Cô đồng Kim trong một buổi hầu đồng

Ông Hưng, chồng bà Kim là giáo viên tiểu học, ông không tin vào những chuyện mê tín đó. Nhưng đã khám đông tây y đủ cả mà vợ vẫn lên cơn điên rồ, vẫn liên tục tụt quần ra giữa chợ, ông cũng ngượng nên đành nhắm mắt theo lao. Bấy giờ vợ chồng dành dụm được đồng nào là ông mang cả ra để vợ đi hầu cửa thánh. Vợ ông khỏi điên thật. Ông Hưng thở phào nhẹ nhõm.

Tưởng thế là xong, chẳng ngờ từ bấy mỗi năm vợ ông lại xuân thu nhị kỳ để hầu đồng. Lương của ông ba cọc ba đồng, bà vợ buôn thúng bán mẹt chẳng lời lãi bao nhiêu, lại còn hai đứa con ăn học… Nhiều lần ông phản đối việc vợ cứ “ky cóp cho cọp nó xơi”, nhưng bà vợ lại sửng cồ lên bảo: “Hay là ông muốn tôi lại tụt quần ra giữa chợ”. Ông Hưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt.

Thế nhưng, bốn năm nay, những vấn đồng của bà Kim không dừng lại ở con số hai chục triệu nữa mà đã lên đến bốn mươi triệu đồng, vị chi một năm “ném đi” ít nhất là tám mươi triệu. Hai đứa con đi học đại học mà liên tục nợ tiền học phí, ông Hưng muối mặt mở lớp dạy thêm để lo cho hai con, vợ chồng bắt đầu lục đục.

Trước kia tiền nong chi tiêu trong gia đình ông đều quy về một mối. Từ ngày bà Kim bắt đầu lao vào những giá đồng không khác nào thiêu thân, tất cả mọi khoản chi trong nhà đều… chia: Bà Kim trả tiền gas, ông Hưng trả tiền điện; bà Kim lo tiền chợ búa, cơm nước, đám sá, ông Hưng lo nuôi con ăn học…

Ông Hưng bảo khó khăn về kinh tế không làm ông uất bằng việc bà Kim suốt ngày bỏ bán hàng, bỏ cả nhà cửa để theo “đồng thầy” đi khắp nơi (chưa tính mỗi lần như thế cũng tốn kém không biết thế nào mà kể). Chợ búa không biết lời lãi bao nhiêu mà bà ấy còn thuê cả người bán, tiền hàng cũng chẳng thèm quản lý.

Không chỉ có thế, “đồng thầy” hắt hơi một cái là bà Kim có mặt, bất kể nắng mưa hay gia đình đang giỗ chạp, nào cơm nước, giặt giũ, quét tước cửa nhà không khác gì ô sin. Trong khi nhà mình thì vườn tược cỏ rả, nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu, cái bếp nguội ngơ nguội ngắt từ lâu. Ông Hưng sinh chán, chỉ muốn ở trường dạy học, thậm chí ông còn chủ động dạy thay đồng nghiệp bất kể khi nào.

Hai đứa con về nhà, thấy bố mẹ chẳng mấy khi chạm mặt nhau, thấy người ta còn liên tục đến đòi nợ tiền hàng, thấy bố than thở việc mẹ “cuồng đồng”, bỏ bê tất cả mọi thứ, lại thấy ông Hưng đạp xe đi dạy, các con hỏi xe máy của bố đâu, giọng ông não nề: “Mẹ mày vay lãi để hầu đồng. Người ta đến đòi, bố phải bán đi rồi”. Các con góp ý thì bà Kim lại bù lu bù loa lên rằng: “Bố con chúng mày vào hùa với nhau, hay tao lại phát điên như ngày trước cho bố con chúng mày vừa lòng”.

Chồng nói không được, con cái nói cũng chẳng nghe. Các chị em bên nhà bà Kim sau khi cho bà vay tiền nhiều lần mà không thấy trả, họ quay ra khuyên nhủ, rồi nhiếc móc, nhưng cũng vô tác dụng. Có dạo, bà Kim còn ở rịt nhà “đồng thầy” mấy ngày liền với lý do “thầy ốm, phải ở đấy để chăm sóc thầy”.


Làng nước được phen bàn ra tán vào: “Có khi họ “phải lòng” nhau rồi cũng nên, đàn ông đàn bà đi với nhau suốt ngày như thế, không có chuyện gì mới là lạ”. Những lời ấy đến tai ông Hưng, cái điềm đạm của ông giáo làng không thể giữ được nữa, lần đầu tiên ông đánh vợ sau mấy chục năm trời ở với nhau.

Cực chẳng đã, ông Hưng “cầu cứu” bên nhà ngoại, ông nói với bố mẹ vợ đầy cương quyết: “Bố mẹ làm thế nào thì làm, chứ nhà con cứ suốt ngày đồng cốt đến mức quá quắt thế này là con bỏ…”.

Sơn Nguyên

Nguồn:Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống

Tin liên quan

Đọc thêm

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Xem thêm