Tag

Hành trình “mang chữ về bản” của thầy giáo Mua Mí Lầu

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 11/11/2022 20:13
aa
TTTĐ - “Tôi sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp, nhà lại đông anh em. Mãi đến năm 10 tuổi, tôi mới được cắp sách đến trường, bởi lúc ấy trong làng mới có trường và thầy cô mang chữ về bản”, anh Mua Mí Lầu chia sẻ.
Thầy giáo trẻ “mát tay” dẫn trò “thi đâu trúng đó”

Đó cũng chính là động lực để anh Mua Mí Lầu cố gắng vươn lên trở thành một thầy giáo. Anh bày tỏ, với mong ước có thể góp phần công sức nhỏ bé của bản thân cho giáo dục, bởi chính anh nhận thấy rằng, chỉ có việc học tập mới có thể thay đổi được những suy nghĩ tiêu cực, phong tục, hủ tục, tập quán lạc hậu của người Mông nói riêng và cộng đồng các dân tộc.

Chạy xe một tiếng trong mưa, chờ nửa ngày "mời" trò đến trường

Niềm vui sướng khi được đến trường, đến nay, anh vẫn không thể nào quên. Đó chính là sự ân cần và dịu dàng của thầy cô trong mỗi tiết học. Hồi học trung học cơ sở, anh Mí Lầu đã đặt ra mục tiêu, cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành thầy giáo.

Tốt nghiệp ra trường chuyên nghành Văn - Địa, đầu tháng 2/2016, anh được phân công công tác tại trường PTDTBT THCS Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Xã Thượng Phùng là một trong 54 xã đặc biệt khó khăn của cả nước, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm lạnh giá và thường đóng băng về mùa đông. Địa hình núi cao, dốc dựng đứng, bị chia cắt bởi nhiều khe suối sâu. Do đó, các thôn bản cũng ở xa trung tâm xã, trường học nên việc đến lớp của các em học sinh lại càng khó khăn hơn, nhất là vào mùa đông và những ngày mưa bão.

Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng học trò
Thầy giáo Mua Mí Lầu (ở giữa) cùng học trò

Ở xã có 13 thôn bản với 6.000 nhân khẩu, thôn xa nhất là thôn Lủng Chư gần 1.000 nhân khẩu. Số học sinh trong độ tuổi học THCS rất lớn nhưng các em lại hay bỏ học giữa chừng vì nhiều lí do như: Bố mẹ không cho đi học, ở nhà phụ giúp gia đình, trông em... thậm chí nhiều khi đến nhà các em trốn không gặp thầy cô. Điều đó càng thôi thúc thầy giáo 8X thuyết phục học trò và phụ huynh nhận thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc học.

Theo anh Lầu, do điều kiện ở đây quá thiếu thốn, khó khăn nên việc học tập chưa được chú trọng. Bởi thế, anh và các thầy cô giáo luôn chủ động tâm sự, chia sẻ, gần gũi các em, đến nhà các em tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và trao đổi với phụ huynh. Thầy giáo trẻ kể: “Tôi nhớ vào đầu năm học 2017-2018 đi đến nhà gọi học trò Vàng Thị Si (ở xóm Thín Ngài). Quãng đường đến nhà cô bé hơn 10km, chạy xe máy mất một tiếng đồng hồ. Đường dốc và hẹp. Trời lại mưa. Suýt chút nữa cả người và xe rơi xuống sông. Sau đó, tôi phải chờ nửa ngày em ấy mới chịu cùng thầy lên trường. Khi hai thầy trò quay lên đến trường thì đã hơn 22 giờ… Bây giờ em Si đã là sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Tân Trào”.

Hạnh phúc khi thấy học sinh trưởng thành

Anh Mí Lầu là người dân tộc Mông cũng như đồng bào nơi đây nên việc giao tiếp với các em học sinh và phụ huynh thuận lợi hơn so với anh em đồng nghiệp. Thầy cô giáo đến tận nhà vận động học sinh đến trường, có những trường hợp phải đến rất nhiều lần, có khi đi lên nương tìm người. Thế rồi các em yêu quý thầy cô hơn, phụ huynh cũng tin tưởng và thay đổi suy nghĩ, cho con em đi học.

Thầy giáo Mua Mí Lầu làm công tác dân vận
Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng đồng nghiệp làm công tác dân vận

“Sau khi được thuyết phục, các em đến trường đều đặn, ngoan ngoãn. Trong lớp học nhiều cánh tay giơ lên phát biểu xây dựng bài khi thầy giáo đặt câu hỏi, những lúc ấy, tôi thật sự hạnh phúc”, anh Mua Mí Lầu bày tỏ.

Trong suốt gần 7 năm công tác giảng dạy, thầy giáo 8X luôn cố gắng, học hỏi, trau dồi kiến thức, để mỗi tiết học được sinh động, dễ hiểu hơn đối với các em. Điều mà anh Mí Lầu luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh hiểu được từng chữ, từng câu mà thầy cô nói. Bởi gần như 100% các em trong trường là dân tộc Mông, dù đã lên cấp trung học cơ sở nhưng vẫn còn rất hạn chế về tiếng phổ thông. Đồng thời, anh luôn mong sao không còn học sinh nào bỏ học.

“Việc dạy học ở đây phần nhiều vất vả hơn so với vùng xuôi. Người thầy không chỉ làm công việc dạy học đơn thuần mà còn phải đảm nhiệm trách nhiệm làm cha, làm mẹ học sinh, luôn chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên cũng thật hạnh phúc khi trò ngày một trưởng thành, hiểu biết nhiều hơn, tôi thấy bản thân thật may mắn khi được công tác ở đây”, thầy giáo Mua Mí Lầu bày tỏ.

Lê Dung

Đọc thêm

Tuổi trẻ Kon Tum đồng hành cùng sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Kon Tum đồng hành cùng sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ – Để tiếp sức cho các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Tỉnh đoàn Kon Tum đã có những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể nhằm hỗ trợ các em.
Sức trẻ Tài chính thắp sáng hè tình nguyện xuyên 10 tỉnh, thành Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sức trẻ Tài chính thắp sáng hè tình nguyện xuyên 10 tỉnh, thành

TTTĐ - Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Học viện Tài chính đã chính thức phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè năm 2025, đánh dấu một mùa sôi động, nhiệt huyết và đầy trách nhiệm của tuổi trẻ nhà trường trong hành trình vì cộng đồng, vì Tổ quốc.
Phú Yên: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Tình nguyện Nhịp sống trẻ

Phú Yên: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Tình nguyện

TTTĐ - Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên và Hội Thiện nguyện Đom Đóm Phú Yên vừa phối hợp tổ chức Ngày hội Thanh niên Tình nguyện tỉnh Phú Yên lần thứ III và Lễ tuyên dương thanh niên tình nguyện năm 2025 tại thôn Minh Đức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa.
Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng

TTTĐ - Giai đoạn 2020 - 2025 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công tác Đoàn - Hội tại Học viện Tài chính. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Học viện, tuổi trẻ nơi đây không ngừng trưởng thành, hun đúc lý tưởng cách mạng, thắp sáng khát vọng dấn thân, cống hiến với niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên

TTTĐ - Đó là những ngày tháng 12/2024, miền Bắc lạnh buốt, khi nhà nhà gấp rút chuẩn bị đón Tết thì đoàn công tác đặc biệt mang theo hơi ấm của đất liền hành trình đến với Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió…
Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận

TTTĐ - Những “chiến sĩ” cầm bút, với sức trẻ, tài năng và bản lĩnh chính trị vững vàng đang từng ngày “chiến đấu” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số

TTTĐ - Sự phát triển nhanh chóng của môi trường truyền thông số đòi hỏi lực lượng nhà báo trẻ thường xuyên chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người làm báo, không ngừng có ý thức trau dồi, bồi đắp lý tưởng, nâng cao bản lĩnh, năng lực để giữ vững “lửa nghề”.
Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương

TTTĐ - Bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, báo chí còn là "cầu nối" giúp đỡ người nghèo khó, những mảnh đời kém may mắn. Nhiều câu chuyện đẹp đã được viết nên từ tấm lòng người làm báo và bạn đọc khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn

TTTĐ - Tối 19/6, tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), một chặng đường vẻ vang, một thế kỷ vàng son của những ngòi bút phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.
Mang sức trẻ, trí tuệ, nhiệt huyết đến với những vùng đất khó Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang sức trẻ, trí tuệ, nhiệt huyết đến với những vùng đất khó

TTTĐ - Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè không chỉ là cơ hội mang sức trẻ, trí tuệ và lòng nhiệt huyết đến với những con người, vùng đất khó khăn mà còn là dịp để mỗi bạn trẻ rèn luyện bản thân, trưởng thành trong những hành động thiết thực và ý nghĩa.
Xem thêm