Tag
Hà Nội

Hàng chục hộ dân tố cán bộ phường Phúc Tân lạm quyền, đập lều lán, làm hỏng hoa màu

Đường dây nóng 10/04/2022 09:00
aa
TTTĐ - Bất ngờ bị một số người được cho là cán bộ UBND phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa máy ủi san lều lán, hoa màu tại bãi giữa sông Hồng, đại diện nhiều hộ nông dân phường Ngọc Thụy cho rằng những người thực thi nhiệm vụ đã lạm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hà Nội: Lên phương án bắt sống hai con khỉ gây “đại náo” phường Phúc Tân Phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) tặng bình chữa cháy cho nhiều hộ dân tại địa bàn

Bỗng nhiên bị phá lều lán, hoa màu

Qua đường dây nóng báo Tuổi trẻ Thủ đô, một số bạn đọc ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội phản ánh: Chiều 6/4 tại bãi giữa sông Hồng (đoạn từ cầu Long Biên đến cầu Chương Dương), có một số người tự xưng là đại diện UBND phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ra lệnh cho lái máy ủi, gầu xúc phá đường trục chính trên bãi đang sản xuất, lán để dụng cụ lao động và nhiều diện tích hoa màu của bà con xã viên Đội sản xuất Trung Hà (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên). Việc làm này khiến nhiều người bức xúc cho rằng nhóm cán bộ phường Phúc Tân đã lạm quyền, phá hoại việc sản xuất của nông dân.

Nhiều nông dân đang canh tác tại bãi giữa sông Hồng rất bắt ngờ khi một số cán bộ phường Phúc Tân cho máy xúc vào phá lều lán, hoa mùa của bà con
Nhiều nông dân đang canh tác tại bãi giữa sông Hồng bất ngờ khi một số cán bộ phường Phúc Tân cho máy xúc vào phá lều lán, hoa mùa của bà con (Ảnh người dân cung cấp)

Sau khi tiếp nhận phản ánh, chiều 7/4, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tìm đến nhà cụ Nguyễn Như Gầy (92 tuổi), ở tổ 7 Trung Hà, phường Ngọc Thụy. Tại đây có khá nhiều bà con nông dân đang bàn bạc để làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi tới các cơ quan chức năng TP Hà Nội.

Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng cụ Gầy rất minh mẫn và khỏe mạnh. Cụ được nhiều nông dân tín nhiệm cử ra cùng một số thành viên họp bàn làm đơn kêu cứu cho các hộ dân Đội sản xuất Trung Hà đang lao động tại bãi giữa sông Hồng.

Cụ Nguyễn Như Gầy kể lại quá trình làm nông ở bãi giữa sông Hồng từ thuở xa xưa
Cụ Nguyễn Như Gầy kể lại quá trình làm nông ở bãi giữa sông Hồng từ thuở xa xưa

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, cụ Gầy cho biết: "Năm 1976, 1977, bãi giữa sông Hồng chúng tôi gọi là thôn Trung Hà được Nhà nước di dân vào xã Ngọc Thụy và vẫn lấy tên thôn là Trung Hà. Dù vào trong đê ở nhưng Nhà nước vẫn cho người dân ra bãi giữa để canh tác, trồng dâu, nuôi tằm, canh tác ngô, khoai... sản xuất nông nghiệp. Từ xưa tới nay, chúng tôi không có tranh chấp với ai".

Ông Nguyễn Viết Lợi (SN 1969, nguyên Đội phó Đội sản xuất Trung Hà) nhớ lại: “Năm 1985, cán bộ ký kết chia tách địa giới để quản lý hành chính, bãi giữa sông Hồng từ cầu Long Biên xuống cầu Chương Dương thuộc 3 phường Bồ Đề, Ngọc Lâm (quận Long Biên); Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm.

Dù chia tách địa giới hành chính như vậy nhưng chúng tôi vẫn canh tác ngoài đó. Không hiểu sao khoảng 14 giờ ngày 6/4, một số người giới thiệu là cán bộ phường Phúc Tân đưa máy xúc ra san ủi lều lán, hoa màu của chúng tôi. Sau sự việc, tối 6/4, 78 hộ dân đang canh tác ngoài bãi giữa sông Hồng đã họp bàn để cử các đại diện làm đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng của TP Hà Nội”, ông Lợi cùng nhiều người dân có mặt tại nhà cụ Gầy cho biết.

Ông Nguyễn Viết Lợi (đứng giữa), nguyên Đội phó Đội sản xuất Trung Hà khẳng định từ năm 1985 đến nay gia đình ông cùng nhiều bà con khác vẫn canh tác ở bãi giữa sông Hồng
Ông Nguyễn Viết Lợi (đứng giữa), nguyên Đội phó Đội sản xuất Trung Hà khẳng định từ năm 1985 đến nay gia đình ông cùng nhiều bà con khác vẫn canh tác ở bãi giữa sông Hồng

Cùng có mặt tại đây, cụ Nguyễn Thị Hải (80 tuổi) cho biết thêm: "Chúng tôi làm nông bao năm, giờ già rồi lại không có lương hưu, chỉ trông vào ít ruộng cho con cháu làm để duy trì cuộc sống. Đêm qua, sau khi đến hội trường thôn họp về, chúng tôi rất lo lắng, bức xúc, không ngủ được vì nếu bị lấy đất thì người nông dân như chúng tôi làm gì để sống?".

Cũng theo đại diện các hộ nông dân, việc san ủi lều lán, hoa màu, cây trái của người dân không được phía chính quyền phường Phúc Tân hay phường Ngọc Thụy thông báo cho bà con, gây bức xúc trong Nhân dân. Hiện 78 hộ xã viên với 187 định xuất lao động rất lo lắng không biết bấu víu vào đâu để canh tác duy trì cuộc sống.

Việc cưỡng chế, phá dỡ có đúng quy định?

“Chúng tôi bức xúc kiến nghị đến chỉ huy lực lượng phá dỡ, thì người này nói: Chúng tôi chỉ làm theo lệnh của cấp trên, nếu ai cản trở sẽ xử lý. Khi người dân nói lại là trước khi làm các dự án của thành phố, cần phải thực hiện theo đúng quy chế dân chủ, phải thông báo, đối thoại với người dân... Người phụ trách trả lời: “Không phải bàn với ai, đây là đất phải cưỡng chế thu hồi!”.

Ông Đào Trường Thọ, đại diện cho các hộ dânkể lại sự việc
Ông Đào Trường Thọ, đại diện cho các hộ dân kể lại sự việc

Thấy cán bộ chỉ huy nói vậy, bà con xã viên chúng tôi chỉ biết đứng kêu trời, nhìn tài sản của mình trên ruộng đang sản xuất bị phá không thương tiếc. Rau bí sắp được thu hoạch, đỗ xanh, đỗ đen… cây chuối đang có buồng, cây ăn quả như nhãn, mít đang bắt đầu ra trái bị phá tan hoang. Hai lán tạm (được dựng bằng tre nứa, ván gỗ từ nhiều năm trước) để phân bón, dụng cụ sản xuất bị phá sập hoàn toàn; 1 xe đạp làm phương tiện đi lại sản xuất của người dân cũng bị ủi gẫy.

Chúng tôi cũng hiểu đất đai là tài sản của Nhà nước, Nhân dân chỉ có quyền sử dụng. Nếu Nhà nước cần làm các dự án thì trao lại và thực hiện theo các chính sách thỏa đáng và có kế hoạch, lộ trình thực hiện.

Chúng tôi đề nghị UBND phường Ngọc Thụy, UBND quận Long Biên có ý kiến đến UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng thanh kiểm tra những người thực thi nhiệm vụ; Dừng ngay các việc làm sai trái, vi phạm pháp luật và bồi thường thiệt hại tài sản của bà con một cách thỏa đáng”, ông Đào Trường Thọ, đại diện cho các hộ dân bức xúc phản ánh.

Hàng chục hộ dân tố cán bộ phường Phúc Tân lạm quyền, đập lều lán, làm hỏng hoa màu
Tối 6/4, đại diện nhiều hộ nông dân có đất canh tác ở bãi giữa tổ chức họp bàn để làm đơn phản ánh sự việc tới các cơ quan chức năng (ảnh người dân cung cấp)
Tối 6/4, đại diện nhiều hộ nông dân có đất canh tác ở bãi giữa tổ chức họp bàn để làm đơn phản ánh sự việc tới các cơ quan chức năng (Ảnh người dân cung cấp)

Chiều cùng ngày, trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về sự việc trên, ông Hoàng Văn Lực, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy cho biết, ông mới về làm Chủ tịch UBND phường được hơn 1 tháng. Qua nắm bắt thông tin được biết, người dân trên địa bàn có đất xâm canh khoảng hơn 1 héc-ta ở bãi giữa sông Hồng thuộc địa giới quản lý hành chính của phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Đợt vừa qua, quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên có tổ chức họp để phối hợp quản lý đất bãi giữa sông Hồng; Xử lý nghiêm những vi phạm trật tự xây dựng mới phát sinh...

“Hôm vừa rồi, đại diện UBND phường Phúc Tân có gọi điện cho lãnh đạo phường Ngọc Thụy, đề nghị cử người phối hợp đi kiểm tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên hôm đó (6/4), chúng tôi cũng ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm tại vùng đất bãi hàng chục héc-ta do UBND phường Ngọc Thụy quản lý nhưng bà con phường Tứ Liên, quận Tây Hồ đang xâm canh nên không có người tham gia được. Chúng tôi cũng trao đổi nếu có vi phạm trên địa giới quản lý hành chính của các anh (phường Phúc Tân - PV) thì cứ thực hiện cưỡng chế, phá dỡ theo quy định của pháp luật”, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy thông tin.

Cũng theo ông Lực, những lều lán để dụng cụ làm nông, trông coi hoa màu được bà con nông dân làm tạm từ nhiều năm trước trên đất xâm canh thì được cho tồn tại. Những lều lán mới xây kiên cố bằng sắt thép sẽ kiên quyết dẹp bỏ. Tại đất bãi xâm canh do phường Ngọc Thuỵ quản lý, khi phát hiện vi phạm, cán bộ quản lý địa chính phường sẽ lập biên bản, tham mưu với UBND phường ban hành thông báo cho người vi phạm tự tháo dỡ. Nếu không tự tháo dỡ, phường sẽ cưỡng chế. Còn việc bà con canh tác trên đất xâm canh ở bãi giữa sông Hồng vẫn được bảo đảm diễn ra bình thường.

Liên quan tới sự việc trên, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ với lãnh đạo UBND phường Phúc Tân và sẽ thông tin tiếp sự việc tới bạn đọc.

Người dân bức xúc quay chụp lại hình ảnh máy xúc phá hoa màu, lều lán để làm bằng chứng phản ánh sự việc
Người dân bức xúc quay chụp lại hình ảnh máy xúc phá hoa màu, lều lán để làm bằng chứng phản ánh sự việc
Hàng chục hộ dân tố cán bộ phường Phúc Tân lạm quyền, đập lều lán, làm hỏng hoa màu
Hàng chục hộ dân tố cán bộ phường Phúc Tân lạm quyền, đập lều lán, làm hỏng hoa màu
Hàng chục hộ dân tố cán bộ phường Phúc Tân lạm quyền, đập lều lán, làm hỏng hoa màu
Hàng chục hộ dân tố cán bộ phường Phúc Tân lạm quyền, đập lều lán, làm hỏng hoa màu
Hàng chục hộ dân tố cán bộ phường Phúc Tân lạm quyền, đập lều lán, làm hỏng hoa màu
Lều lán, hoa màu của bà con nông dân bị phá dỡ không thương tiếc (ảnh người dân cung cấp)
Lều lán, hoa màu của bà con nông dân bị phá dỡ không thương tiếc (Ảnh người dân cung cấp)

Đọc thêm

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng Đường dây nóng

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị vì hành vi “Gian lận trong đấu thầu”.
Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong Đường dây nóng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án Cảng thủy nội địa và Kho bãi tổng hợp Đông Phong tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ (nay là TP Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III Đường dây nóng

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận Thanh tra về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng giai đoạn 2015 - 2022. Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III (nay là TP Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc xử lý hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật về đê điều.
Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi Đường dây nóng

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

TTTĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Lâm Đồng đưa vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

TTTĐ - UBND TP Hải Dương vừa ban hành thông báo về việc dừng hoạt động các trạm trộn bê tông, asphal tại bãi sông Thái Bình trên địa bàn thành phố.
Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo Đường dây nóng

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

TTTĐ - Tại tỉnh Long An, đất của người dân mua ở huyện Đức Hòa và làm thủ tục đầy đủ theo quy định nhưng lại bị mất vì liên quan hồ sơ được công chứng ở huyện Đức Huệ. Người bị mất đất khởi kiện ra tòa án qua 2 cấp xét xử, đến cấp phúc thẩm, tòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Huệ đã khởi tố vụ án hình sự và điều tra dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim Đường dây nóng

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua thông tin phản ánh của báo chí về việc 1 xe cứu thương chở diễn viên đến họp báo ra mắt phim “Âm dương lộ” vào chiều 26/3 tại Quận 3, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế đã xác minh nguồn gốc của xe cứu thương này.
Vi phạm Luật Đất đai, công ty bảo trợ chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi đất Đường dây nóng

Vi phạm Luật Đất đai, công ty bảo trợ chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Thông báo 86/TB-UBND về việc thu hồi đất của Công ty TNHH Bảo trợ chăm sóc phát huy người cao tuổi Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo) do vi phạm pháp luật đất đai.
Vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì đã được xử lý quyết liệt Bạn đọc

Vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì đã được xử lý quyết liệt

TTTĐ - Trước thông tin phản ánh của báo chí về vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), mới đây, UBND phường Mễ Trì đã có báo cáo về công tác quản lý đất đai và kết quả xử lý vi phạm.
Xem thêm