Hải Dương: Chính thức công nhận huyện Cẩm Giàng đạt chuẩn nông thôn mới 2018
![]() |
Chính thức công nhận huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đạt chuẩn nông thôn mới 2018.
Bài liên quan
Cục Thuế Hải Dương hoàn thành sáp nhập 100% Chi cục Thuế
Hải Dương: Liên tiếp phát hiện, bắt quả tang các đối tượng khai thác cát trái phép
Hải Dương: Giá thịt lợn giảm nhẹ, thịt trâu bò vẫn đắt đỏ
Theo tìm hiểu của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, tính đến nay, toàn tỉnh Hải Dương có 150 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tổng số tiêu chí nông thôn mới của các xã đạt 3.979 tiêu chí, bình quân đạt 17,5 tiêu chí/xã; huyện Kinh Môn đã đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Chí Linh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Trong khi đó, huyện Cẩm Giàng có 17 xã (đạt 100%) đạt chuẩn nông thôn mới và 9 tiêu chí huyện nông thôn mới đã đạt chuẩn (theo kết quả thẩm tra của tỉnh).
Được biết, năm 2011, huyện Cẩm Giang chính thức bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Đến nay, sau 8 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Cẩm Giàng đã có những bước đi vững chắc để hoàn thành mục tiêu kép - cả xã và huyện cùng đạt chuẩn nông thôn mới.
Cũng trong 8 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Cẩm Giàng huy động đầu tư tới gần 2.000 tỷ đồng cho xây dựng các tiêu chí từ xã đến huyện, nhưng nợ xây dựng cơ bản được giảm tối đa. Đây chính là một trong những thành công lớn của huyện Cẩm Giàng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đến 31/8/2018 huyện Cẩm Giàng không có nợ xây dựng cơ bản.
Sau 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Cẩm Giàng đã hoàn thành sớm mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra là phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.
Hiện các công trình xây dựng đều nằm trong quy hoạch, bảo đảm đúng quy định; hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, điện, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư được cải tạo, nâng cấp, xây mới khang trang.
Bên cạnh đó, thu nhập của nhân dân trên địa bàn thông qua sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng được cải thiện và nâng cao, góp phần giảm nghèo bền vững. Ở nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm giàu từ kinh tế hộ. Văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường đạt chuẩn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
