Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo Chương trình OCOP
![]() |
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được xác định là một giải pháp cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Bài liên quan
OCOP - Động lực phát huy sức sáng tạo cho doanh nghiệp và HTX
Hơn 600 gian hang tham gia Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019
Khẩn trương khắc phục những hạn chế, tồn tại trong xây dựng NTM
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2019
Theo Quyết định, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố có chức năng giúp UBND Thành phố chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2020 trên địa bàn Hà Nội. Ban chỉ đạo cũng có nhiệm vụ tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo giai đoạn và hàng năm theo quy định. Đồng thời, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP cũng quyết định các chủ trương, cơ chế, chính sách trong việc triển khai các dự án, hạng mục thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP còn có nhiệm vụ thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố và trình UBND Thành phố ban hành Quyết định cấp Giấy công nhận xếp hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố theo đúng quy định. Ban chỉ đạo còn có nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất các sản phẩm OCOP cấp thành phố tham dự đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương. Đồng thời, giúp UBND Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hoạt động của các đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố. Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội là cơ quan giúp việc chuyên trách. Thủ trưởng các sở, ngành và các đơn vị liên quan quyết định đơn vị, cá nhân giúp việc thành viên Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố theo lĩnh vực được phân công theo dõi.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là chương trình được xác định là một giải pháp cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thông qua phát triển nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế ở khu vực nông thôn. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó, chủ thể thực hiện là các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
