Hà Nội siết chặt các phương án ứng phó thiên tai từ cơ sở
Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 EVNHANOI chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai |
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Quyến đã thông tin về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024; 4 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 5/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/5.
Thiên tai và sự cố diễn biến phức tạp
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, trong năm 2024, thành phố đã chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão (số 2 và số 3), 16 đợt không khí lạnh, 3 đợt rét đậm rét hại, 13 đợt nắng nóng, 7 đợt mưa lớn, kèm theo các hiện tượng nguy hiểm như sét, lũ rừng ngang, sạt lở đất, dông lốc, mưa đá và cháy rừng.
Thiên tai khiến 9 người thiệt mạng, 28 người bị thương, hơn 45.000 ngôi nhà bị ngập, 12.000 ha lúa và 11.000 ha hoa màu bị mất trắng. Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nghiêm trọng về cây xanh, cơ sở hạ tầng và đời sống Nhân dân, khiến hơn 130.000 cây xanh bị gãy đổ, 99 ha rừng bị hư hại.
![]() |
Các vị đại biểu tham dự Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 5/2025 |
Bên cạnh đó, từ tháng 11/2023 đến hết năm 2024, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phối hợp xử lý 263 vụ việc, gồm thiên tai, nổ, cháy rừng, hỏa hoạn và các sự cố khác. Trong đó, lực lượng cứu hộ đã tham gia cứu nạn 563 vụ, cứu được 202 người và tìm thấy 80 thi thể.
Toàn thành phố đã xảy ra 1.236 vụ cháy, khiến 27 người thiệt mạng, 14 người bị thương. Tuy số vụ cháy tăng so với năm trước, song thiệt hại về người và tài sản đã giảm đáng kể, thể hiện hiệu quả của công tác ứng phó, phòng ngừa.
Chủ động từ sớm, chuẩn bị từ xa
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Quyến, cho biết: Bước sang năm 2025, Hà Nội tiếp tục đối diện nguy cơ thiên tai phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 4 tháng đầu năm, mặc dù thời tiết không có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh nhưng các cơ quan chức năng đã tích cực chuẩn bị, nâng cao năng lực sẵn sàng ứng phó.
Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố (PCTT và TKCN) đã tham mưu UBND Hà Nội ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến từng quận, huyện, sở, ngành. Trong đó có Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 14/3/2025 về tăng cường công tác PCTT và TKCN, và các quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.
Thành phố đã tiến hành rà soát, hoàn thiện các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, thủy lợi, chuẩn bị phương án hộ đê trọng điểm, ngập lụt khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Quyến thông tin tại hội nghị |
Đặc biệt, công tác kiểm kê vật tư, thiết bị, lập kế hoạch mua bổ sung phục vụ công tác ứng phó thiên tai đã được triển khai bài bản. Một số sở, ngành và địa phương như: Quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân; huyện Thường Tín, Mê Linh, Gia Lâm… đã xây dựng xong phương án PCTT năm 2025; các đơn vị còn lại đang khẩn trương hoàn thiện trước 15/5/2025.
Một điểm nhấn trong công tác năm nay là công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai. Thành phố đã tổ chức 45 lớp tuyên truyền pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai tại nhiều địa phương. Nhiều tài liệu, ấn phẩm như sách hỏi đáp, tờ rơi, pano, băng rôn… được cấp phát rộng rãi. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng phát huy vai trò truyền tải kịp thời thông tin, khuyến cáo đến người dân.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Quyến, cho biết, sang năm 2025, Hà Nội tiếp tục đối diện nguy cơ thiên tai phức tạp, khó lường |
Phát huy hiệu quả lực lượng tại chỗ
Trong 2 tháng đầu năm 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã xử lý 38 vụ sự cố, huy động hơn 1.600 lượt cán bộ, chiến sĩ và 124 phương tiện các loại. Ở cấp cơ sở, các quận, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng lực lượng xung kích, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bên cạnh đó, công tác tài chính phục vụ PCTT cũng được đảm bảo. Tính đến giữa tháng 4/2025, Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố đã thu được hơn 289 tỷ đồng, chi hơn 6,5 tỷ đồng, số dư gần 283 tỷ đồng, là nguồn lực quan trọng để thành phố chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Hà Nội đang ngày càng chủ động, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc tiếp tục củng cố năng lực ứng phó, nâng cao ý thức cộng đồng và đầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai vẫn là nhiệm vụ cần được quan tâm hàng đầu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

Khởi tố điều tra vụ đổ chất thải nguy hại ở Gia Lâm

Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C

Thời tiết ngày 2/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

Đoàn kiểm tra rời đi, doanh nghiệp lại tuồn chất thải vào dự án

Hà Nội nâng mức phạt vi phạm về môi trường và đất đai

Quảng Nam: Chất lượng đất đắp nền tại mỏ Hóc Tra có bảo đảm?

Bắc Bộ tiếp tục có mưa, Nam Bộ nắng nóng
