Tag

Hà Nội sẵn sàng các điểm cầu trực tuyến để giáo viên gặp gỡ, chia sẻ với Bộ trưởng

Giáo dục 14/08/2023 15:25
aa
TTTĐ - Ngày mai (15/8), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ và đối thoại với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong ngành năm 2023. Nhiều quận, huyện của Hà Nội đã sẵn sàng với các điểm cầu trực tuyến để tham gia sự kiện.
Lần đầu tiên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trực tiếp đối thoại cùng thầy, cô

Cơ hội để gửi gắm tâm tư, nguyện vọng

Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông thông tin, hiện đơn vị đã ban hành công văn gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc tham dự hội nghị trực tuyến "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục đào tạo năm 2023".

UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Tập đoàn viễn thông VNPT hỗ trợ các Phòng GD&ĐT kết nối với hội nghị của Bộ GD&ĐT. Theo đó, quận Hà Đông được cấp 23 tài khoản kết nối tương ứng với 23 điểm cầu được phân công cho các nhà trường phụ trách điểm cầu ở cả 3 cấp: Mầm non, Tiểu học và THCS.

Hà Nội sẵn sàng các điểm cầu trực tuyến để giáo viên gặp gỡ, chia sẻ với Bộ trưởng
Nhiều tâm tư, nguyện vọng của giáo viên đã được gửi tới chương trình "Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục" (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT Hà Đông, quận sẽ có 8 điểm cầu đặt tại 8 trường mầm non gồm: Hà Cầu, Dương Nội, Phú Lương 1, Quang Trung, Hàng Đào, Ban Mai, Phú La, Hoa Mai; 8 điểm cầu tại các trường tiểu học: Ban Mai, Đồng Mai 1, Mậu Lương, Văn Yên, Phú La, An Hưng, Lê Quý Đôn, Vạn Bảo.

Riêng cấp THCS, quận sẽ có 6 điểm cầu ở các trường: Lê Quý Đôn, Văn Khê, Yên Nghĩa, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Ban Mai.

Mỗi trường sẽ cử từ 5 - 10 đại biểu đại diện ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên của trường tham dự trực tuyến tại mỗi điểm cầu.

Các trường được đặt làm điểm cầu cần chuẩn bị cơ sở vật chất với đủ trang thiết bị thiết yếu; Hội trường khoảng 70 - 80 ghế ngồi cho đại biểu, hạ tầng kĩ thuật đảm bảo chất lượng; Kiểm tra đường truyền trước khi diễn ra hội nghị trực tuyến.

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, hiện toàn quận có trên 4.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các nhà trường công lập; Nếu tính cả các trường ngoài công lập thì gần 6.000 người.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng cho biết: "Nhận thức đây là sự kiện quan trọng và mang nhiều ý nghĩa, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham dự hội nghị trực tuyến đầy đủ, nghiêm túc. Đây chính là cơ hội để đội ngũ nhà giáo cả nước có thể gửi những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình tới lãnh đạo ngành Giáo dục và các cơ quan quản lý".

Tại huyện Ba Vì, công tác chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục đào tạo năm 2023" cũng đang được triển khai tích cực. Toàn huyện lắp đặt 14 điểm cầu ở các trường trực thuộc. Các trường gần nhau sẽ tập trung tại một điểm cầu theo danh sách đã được phân công.

Phòng GD&ĐT Ba Vì cũng yêu cầu các trường cử đại diện ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên tham gia hội nghị trực tuyến nghiêm túc, đầy đủ và đúng thành phần. Theo thống kê, toàn huyện Ba Vì có gần 4.900 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Hàng nghìn ý kiến gửi tới “tư lệnh” ngành

Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam đã tập hợp khoảng 6.294 ý kiến của giáo viên, giảng viên gửi đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhằm chuẩn bị tổ chức chương trình "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023". Kết quả tổng hợp cho thấy, với giáo dục phổ thông, các ý kiến tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn.

Thứ nhất liên quan đến triển khai Chương trình GDPT 2018 như dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường… Nhóm 2 liên quan đến chế độ chính sách nhà giáo, như tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non… Nhóm 3 liên quan đến điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên, như trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…

Đối với khối giáo dục đại học, khoảng hơn 200 ý kiến của các giảng viên, tập trung vào 4 nhóm vấn đề: Tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học; Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các nhà trường; Vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục và thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; Cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới…

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT "đăng đàn", chia sẻ nên nhiều giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục mong muốn được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình.

Theo kế hoạch được Bộ GD&ĐT ban hành, sự kiện lần này là dịp để Bộ trưởng thông tin về tình hình của ngành Giáo dục; Chia sẻ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước chuẩn bị năm học mới 2023-2024. Chương trình được tổ chức trong ngày 15/8 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Buổi sáng, Bộ trưởng sẽ gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, các trường chuyên biệt.

Điểm cầu trực tiếp được tổ chức tại Bộ GD&ĐT kết nối tới 63 Sở GD&ĐT trên cả nước và dự kiến tới cả địa bàn huyện, cơ sở giáo dục tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

Buổi chiều, Bộ trưởng sẽ gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm. Bộ trưởng chủ trì tại điểm cầu Bộ GD&ĐT; Các điểm trực tuyến được kết nối tới các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên cả nước.

Đọc thêm

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Xem thêm