Tag

Hà Nội những ngày mưa bụi

Người Hà Nội 29/02/2024 10:39
aa
TTTĐ - Nếu mùa thu có "đặc sản" gió heo may thì mùa xuân Hà Nội đẹp nhất với những màn mưa bụi. Trong không gian mờ ảo đẹp nao lòng ấy, thành phố như cô gái bước vào độ xuân thì đầy nũng nịu, yêu kiều.
Phát động Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng Hà Nội có thêm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Thủ đô Hà Nội trời rét đậm

Mùa náo nức

Trong những ngày "mưa xuân phơi phới bay" như thế này, không khí lễ hội tràn ngập khắp phố phường, ngõ xóm, làng quê. Với hơn 1.500 lễ hội tổ chức trong năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, đây là dịp người Hà Nội náo nức, tưng bừng với nhịp truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Lễ hội được tổ chức không chỉ để tưởng nhớ tiền nhân, giáo dục truyền thống mà còn là một không gian để cố kết cộng đồng. Vào những ngày có hội, cư dân trong vùng sắm sửa lễ vật, ăn vận trang nghiêm, bày lễ hai bên đường khi đám rước đi qua. Có những gia đình lập nghiệp phương xa hoặc di rời khỏi quê hương, đây là lúc họ cùng nhau trở về, trước là lễ ở đình, đền, chùa, sau là tay bắt mặt mừng gặp lại người thân, họ hàng, làng xóm.

Lễ hội vui náo nức
Lễ hội vui náo nức

Không gian lễ hội vì thế trở thành "điểm hẹn" để những người cùng quê hương bản quán, cùng sinh ra và lớn lên, gắn bó với nhau suốt những năm tháng đầu đời trong trẻo cùng ngồi lại bên nhau, "ôn cố tri tân". Còn gì tuyệt vời hơn, trong không khí đầy hoài niệm ấy có một chút mưa xuân rắc bụi, bàng bạc như chất xúc tác giúp cho tình quê hương, làng xóm trở nên đậm đà hơn, sâu lắng hơn.

Trong màn mưa bụi với cái lạnh cuối mùa vẫn còn đang rét đài, rét lộc, nhiều nơi tại Hà Nội cũng tổ chức "ăn Tết lại" với những phong tục độc đáo có từ nhiều đời nay. Trước kia, tục lệ ăn "Tết lại" diễn ra ở nhiều làng quê vùng ngoại thành Hà Nội như: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Oai... nhưng nay chỉ còn một số xã còn tồn tại tục lệ độc đáo này.

Hà Nội những ngày mưa bụi

Theo người dân nơi đây, tục ăn Tết lại rất có ý nghĩa về mặt tình cảm, bởi đó là lúc mà họ được mời anh em, họ hàng ở khắp nơi về chơi. Có lẽ, sau những ngày "Tết chính" nhà nhà, người người còn bận với gia đình riêng, với hai bên nội ngoại thì đây là lúc người ta có thể "mở rộng" hơn, thắt chặt hơn tình anh em, làng xóm.

Dù Tết lại chỉ diễn ra trong vòng một ngày nhưng người dân vẫn gói bánh chưng, làm giò bó, chuẩn bị nhiều món ăn ngon thể hiện tấm chân tình của mình trong ngày gặp mặt kéo dài thêm chút dư vị của những ngày Tết Nguyên đán. Bởi vậy, tháng Giêng là tháng của hội hè nhưng cũng là tháng để người Hà Nội tìm về với truyền thống nhiều hơn, gắn kết với họ tộc làng mạc nhiều hơn.

Những nhịp thong dong

Trong màn mưa bụi mênh mông, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hồ Gươm xao xuyến bao bước chân qua, hồ Tây mịt mờ sóng vỗ. Năm nay ra xuân còn rét nên người Hà Nội mừng vì thoát được "nỗi ám ảnh" mỗi độ xuân về. Đó là hiện tượng nồm ẩm.

Hà Nội mùa mưa bụi
Hà Nội mùa mưa bụi

Mưa bụi đối với người phương xa, đặc biệt từ nơi nắng gió có thể là đặc sản, là nét đẹp mơ màng đầy quyến rũ của Hà Nội nhưng với những người sống lâu năm tại đây, thấu hiểu từng lợi ích, ảnh hưởng của kiểu thời tiết đặc trưng này thì thấy rằng điều gì cũng có hai mặt của nó.

Rất may, mưa trong cái lạnh sẽ giúp người Hà Nội không phải chịu cảnh nhà cửa ẩm mốc hay sũng nước, mang đến tâm trạng chùng xuống. Trong cái lạnh mơ màng này, người ta thong dong thưởng thức nhịp sống chưa vội vã đầu năm.

Sáng sớm bước ra khỏi nhà, ngước lên bầu trời, mưa mỏng như rắc bụi, người ta hỏi nhau, tự hỏi lòng mình có nên mặc áo mưa không? Rồi tùy người, sợ bẩn thì mặc áo mưa nhưng nếu không mặc cũng không đến nỗi ướt sũng.

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Năm nay Tết muộn, mưa bụi đổ xuống tầm này cũng không gặp sắc trắng của những đóa hoa sưa. Hoa năm nay không đẹp như năm ngoái. Cũng đồng nghĩa với việc người dân Hà Nội sẽ bớt đi những "điểm hẹn", những không gian check-in với sưa rộn ràng những góc phố nhỏ.

Vì thế, những việc phiền lòng như tạo dáng quá đà, trèo lên cành, lên cổng hay "dọa ma" với áo dài trắng toát bên hoa sưa trắng muốt rộ lên khiến dư luận phiền lòng như năm ngoái. Dường như năm nay mọi thứ đều diễn ra bình lặng hơn.

Chuyện chen lấn, xô đẩy, nói tục chửi bậy, "chặt chém" trong lễ hội, chuyện cư xử lố lăng nơi đông người dần dần biến mất bởi ý thức người dân được nâng lên. Thay vì "bung xõa" ngoài xã hội, người Hà Nội chọn cách rút về những góc nhỏ tâm tình, sống chất lượng, sống văn minh hơn vì chính bản thân mỗi người.

Đó cũng chính là cách chúng ta biết vì bản thân và vì những người xung quanh.

Bình hoa thu hải đường điểm tô cho sắc xuân Hà Nội
Bình hoa thu hải đường điểm tô cho sắc xuân Hà Nội

Trong khi đó, với sự thong dong bình lặng, người Hà Nội vẫn có những thú vui thưởng thức tháng Giêng theo cách của riêng mình. "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" trong từng góc nhà, với hương trầm ấm áp xua tan cái lạnh và mưa bụi ngoài trời.

Những người phụ nữ Hà Nội khéo léo đảm đang khoe bình hoa lạ mới cắm để mùa xuân này có thêm những hương vị mới. Trong căn phòng ấm áp đèn vàng, trong quán cà phê, tại nơi làm việc... những dự định mới đã bắt đầu triển khai.

Còn ngoài kia, mưa bụi vẫn bay bay, rắc lên phố phường Hà Nội những "gia vị nhớ" bởi gam màu đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc.

Đọc thêm

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Xem thêm