Tag

Hà Nội kích hoạt hàng loạt điểm bán hàng lưu động

Người Hà Nội 11/08/2021 14:04
aa
TTTĐ – Trong bối cảnh đã xuất hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng thời gian qua khiến cho nhiều chợ truyền thống, siêu thị, nhất là một số chợ đầu mối bị phong tỏa tạm thời hoặc dừng hoạt động, nhiều quận, huyện cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã triển khai các điểm bán hàng lưu động để đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu của người dân Thủ đô.
Ba Đình: Mở rộng điểm bán hàng lưu động tại các trường học Hà Nội sẵn sàng “kích hoạt” thêm 2.500 điểm bán hàng bình ổn giá Triển khai các điểm bán hàng lưu động cho Nhân dân – nét mới ở quận Ba Đình Xem xét bổ sung thêm các điểm bán hàng lưu động ở Hà Nội

Khẩn trương triển khai điểm bán hàng lưu động

Nhằm cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân địa phương, từ ngày 2/8, AEON Việt Nam triển khai các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn các phường tại quận Long Biên với sự hỗ trợ của UBND quận Long Biên.

Theo đó, các xe bán hàng lưu động được duy trì bán tại 4 điểm gồm: Số 5 đường Vạn Hạnh, Khu đô thị Việt Hưng; sân bóng đảo Sen, 125 Nguyễn Sơn; Sân chơi số 34 phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy và số 11 Đặng Vũ Hỷ, phường Thượng Thanh.

Theo đại diện Siêu thị AEON Long Biên, giá bán của các sản phẩm tại điểm bán hàng lưu động luôn bằng giá bán tại siêu thị và sẽ được niêm yết cụ thể ngay tại mỗi điểm bán để người dân có thể dễ dàng theo dõi, tham khảo và yên tâm trước khi lựa chọn. Được biết, siêu thị AEON Long Biên cũng đã làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo đủ nguồn hàng cũng như hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa được liên tục. Cũng theo đại diện AEON Việt Nam, doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành cùng thành phố trong việc mở thêm các điểm bán hàng lưu động tại nhiều địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân Thủ đô.

Hà Nội triển khai điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân trong thời gian giãn cách
Siêu thị Aeon phối hợp cùng UBND quận Long Biên tổ chức điểm bán hàng lưu động hỗ trợ người dân trong thời gian giãn cách xã hội

Vào sáng 8/8, quận Hoàn Kiếm cũng bắt đầu triển khai điểm bán hàng lưu động đầu tiên tại trường THCS Nguyễn Du (số 44, 46 Hàng Quạt), phường Hàng Gai, để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân trên địa bàn trong những ngày thực hiện giãn cách phòng, chống dịch Covid-19. Tại đây, người dân có thể mua được tất cả các mặt hàng thiết yếu từ thực phẩm tươi sống, rau, của quả đến thực phẩm khô với giá bằng giá bán tại siêu thị. Bảng giá được niêm yết cụ thể ngay tại mỗi điểm bán để người dân có thể dễ dàng tham khảo, an tâm mua sắm. Ngoài hàng hóa phong phú, công tác phòng dịch tại điểm bản hàng cũng được đảm bảo. Khi đến mua hàng người dân được yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn và đảm bảo giãn cách trước khi vào mua hàng.

Quận Hoàn Kiếm đã lên phương án tổ chức các điểm bán hàng lưu động tại 18 phường để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân đầy đủ, kịp thời và an toàn.

Hà Nội triển khai điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân trong thời gian giãn cách
Điểm bán hàng lưu động đầu tiên tại quận Hoàm Kiểm triển khai vào ngày 8/8

Ngoài quận Hoàn Kiếm, Long Biên, theo thông tin công bố ngày 4/8, quận Ba Đình cũng có kế hoạch tổ chức bán hàng lưu động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân trên địa bàn. Theo đó, quận sẽ tổ chức 41 điểm bán hàng lưu động tại 14 phường để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân đảm bảo đầy đủ, kịp thời và an toàn. Tất cả những điểm này đã được UBND các phường rà soát và Phòng Quản lý đô thị của quận xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn giao thông. Để thực hiện quy định 5K khi người dân vào mua hàng, thuận tiện cho xe ô tô tải loại 1,5 tấn trở lên ra vào và đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, các điểm bán hàng lưu động cũng phải đảm bảo đủ diện tích. Vì vậy, quận sẽ rà soát, bổ sung địa điểm là sân của khu tập thể, chung cư cao tầng, sân các trường học, bãi đất trống có diện tích trên 100m2 trên địa bàn.

Được biết, hệ thống BRG, Vinmart, Lotte Mart, Công ty Hương Việt Sinh, Công ty thực phẩm UNIFOOD đã ký cam kết với UBND quận Ba Đình để cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm cho Nhân dân.

Quận Hai Bà Trưng cũng đã khẩn trương triển khai tổ chức điểm bán hàng lưu động, chỉ đạo các phường thông báo để người dân trên địa bàn các phường Trương Định, Minh Khai, Đồng Tâm, Bách Khoa, Bạch Mai, Cầu Dền biết và đến mua hàng. Được biết, điểm bán hàng tại Tầng 1 nhà A chợ Đồng Tâm của quận này mở cửa từ 6h đến 18h30 hàng ngày trong thời gian 15 ngày bắt đầu kể từ ngày 2/8/2021.

Người dân yên tâm khi mua sắm

Theo chia sẻ của bác Đỗ Thị Nga, sống tại phố Ngọc Thụy, quận Long Biên, từ ngày xuất hiện ca F0 ngoài cộng đồng, bác rất ngại đi chợ, kể cả siêu thị. Tuy nhiên, thức ăn chỉ nên tích trữ vài này vì để lâu cũng không tốt nên bác vẫn phải đi mua thức ăn cho gia đình. Nay thấy, UBND quận phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức bán hàng lưu động bác cảm thấy rất thuận tiện cho người dân và hạn chế được việc đi lại đến chỗ đông người. Bác cũng cho biết, mặc dù là các quầy hàng lưu động nhưng bác thấy hàng hóa rất phong phú, đủ cho nhu cầu mua mà giá cả ổn định, có những mặt hàng giá vẫn giữ nguyên, có mặt hàng tăng nhưng không đáng kể.

Có cùng suy nghĩ, chị Nguyễn Oanh, sống ở phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên cho biết, hàng hóa ở các quầy lưu động rất phong phú, đủ chủng loại, giá cả ổn định nên cũng dễ lựa chọn. Đặc biệt, các quầy hàng lưu động đảm bảo trong phòng, chống dịch Covid-19 như là nhân viên bán hàng và khách hàng đều thực hiện đầy đủ quy định 5K của Bộ Y tế nên người dân đi chợ cũng rất yên tâm.

"Những điểm bán hàng lưu động thế này rất cần thiết và kịp thời trong thời điểm giãn cách xã hội. Nhờ có những điểm bán hàng này mà những người có tuổi không phải đi đâu xa vẫn có thể mua đầy đủ sản phẩm giống như tại siêu thị", chị Oanh chia sẻ thêm.

Tại điểm bán hàng lưu động đầu tiên của quận Hoàn Kiếm, theo ghi nhận, vào sáng 8/8, người dân đến mua hàng đều chấp hành nghiêm quy định 5K và rất phấn khởi khi hàng hoá phong phú, đảm bảo chất lượng và thuận tiện mua bán trong điều kiện phòng, chống dịch hiện nay.

Chị Nguyễn Thị Lan Anh tại phường Hàng Gai đã có mặt ngay sau khi quầy hàng lưu động của quận Hoàn Kiểm mở cửa. Theo chia sẻ của chị, chị muốn đến sớm để đảm bảo việc mua được mặt hàng như ý. Bên cạnh đó, chị thấy ở đây công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh rất tốt, nhất là việc giữ khoảng cách giữa người dân. Chị thấy, nếu ai lơ là sẽ có cán bộ phường nhắc nhở luôn nên rất yên tâm.

Hà Nội triển khai điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân trong thời gian giãn cách
Người dân tại quận Hoàn Kiếm đến mua hàng tại điểm bán hàng lưu động đều đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn

Có thể thấy, hiện tại ngành công thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang nỗ lực đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội để người dân Hà Nội yên tâm phòng chống dịch.

Đại diện lãnh đạo Sở Công thương cho biết, tính đến nay trên địa bàn thành phố có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được Sở niêm yết công khai để phục vụ Nhân dân; Đồng thời sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí.

Cũng theo Sở Công thương Hà Nội, trong 2 ngày đầu tiên thực hiện giãn cách đợt 2, sức mua hàng hóa có tăng 30% so với ngày bình thường nhưng nhờ có có sự chuẩn bị sẵn sàng về hàng hóa, nhân lực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống đầu cơ, găm hàng, tích trữ, tăng giá của các lực lượng chức năng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên đến ngày thứ ba trở đi hoạt động mua sắm trở lại bình thường. Hiện, mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa nhưng hàng hóa vẫn luôn dồi dào, giá cả ổn định, người dân vẫn có thể mua bán thuận tiện và đầy đủ nhu cầu.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm