Hà Nội hạn chế 80% sản phẩm nhựa khó phân hủy trong các cơ quan thành phố
![]() |
Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) thông tin về thực trạng và các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn thành phố
Bài liên quan
Chống rác thải nhựa: Cơ hội lớn cho star-up
Thông điệp ý nghĩa đằng sau loạt ảnh Halloween ấn tượng của MC Quang Bảo
Cùng bảo vệ môi trường với “Đổi rác lấy quà” của tuổi trẻ Hai Bà Trưng
Xem xét tăng thuế túi nilon để bảo vệ môi trường
100% các cơ quan của Hà Nội không sử dụng túi ni lông từ tháng 11/2019
Báo cáo tại hội nghị, bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000- 5.000 tấn rác, trong đó có khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. Nguồn phát sinh rác thải nhựa đến từ: Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch; chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí;…
Nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, UBND TP Hà Nội đã ban hành các quy định về việc hành động chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2020; Đồng thời, giảm thiểu chất thải nhựa trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố.
Theo đó, từ ngày 1/9/2019, các cơ quan của thành phố đã thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Ngày 25/10/2019, thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND về phòng, chống tác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn thành phố với mục tiêu: 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND thành phố không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ tháng 11/2019; tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa; đến ngày 31/12/2020, hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa;…
Bên cạnh đó, từ ngày 5/8/2019, Sở TN&MT và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã ký kết kế hoạch phối hợp về việc thực hiện chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa tại một số trường học trên địa bàn thành phố năm học 2019-2020 với chủ đề “Một giây hành động- Bảo vệ môi trường”.
Trong đó, phối hợp với Công ty Cổ phần Tetra Pak Việt Nam, Công ty TNHH Lagom Việt Nam, Doanh nghiệp xã hội NHC tiến hành thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa và ống hút nhựa tại 800 trường mầm mon và tiểu học đang triển khai chương trình sữa học đường thuộc các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Hiện nay, chương trình đang triển khai tại 637 trường tại 16 quận, huyện, thị xã trên địa bàn: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đan Phương, Chương Mỹ, Mỹ Đức,…
Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật về phòng, chống chất thải nhựa; Huy động các nguồn lực (tài chính, kỹ thuật) của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thu gom, tái chế chất thải nhựa; thiết lập mạng lưới các doanh nghiệp thu gom, tái chế; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa các thành phố lớn trong khu vực và toàn cầu.
Đồng thời, thành phố cũng sẽ hợp tác với các cơ quan báo chí tuyên truyền rộng rãi các giải pháp chống rác thải nhựa nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp và đáng sống.
Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô
