Hà Nội đặt mục tiêu 80% trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục
Phiên giao dịch việc làm mang lại niềm hy vọng cho người khuyết tật Nữ giáo viên sẻ chia, truyền cảm hứng cho những người kém may mắn |
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu: 80% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật.
![]() |
Thành phố cũng phấn đấu trong giai đoạn này, 80% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; 70% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 90% người khuyết tật có nhu cầu và đủ đỉều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; Nhà ga, bến xe, bến tàu; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; Nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Bên cạnh đó, Hà Nội phấn đấu 50% quận, huyện, thị xã có câu lạc bộ thể dục thể thao người khuyết tật có thể tiếp cận, thu hút 10% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục thể thao; 20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật.
Trong giai đoạn 2026-2030, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu: 90% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; 70% trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.
Trong giai đoạn này, sẽ có 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục. 80% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 100% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
Cũng trong giai đoạn này, thành phố phấn đấu 100% công trình xây mới và 50% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; Nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông sẽ được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định, riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh 40%. 80% người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.
Thành phố cũng đặt mục tiêu 70% quận, huyện, thị xã có câu lạc bộ thể dục thể thao người khuyết tật có thể tiếp cận, thu hút 15% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục thể thao; 100% thư viện công cộng thành phố tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích người khuyết tật tiếp cận.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp

Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế

5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số

Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề

Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp
