Tag

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão

Đô thị 02/06/2023 17:16
aa
TTTĐ - Theo dự báo, thời tiết năm nay tiếp tục có diễn biến bất thường, phức tạp. Nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, kèm theo đó là những trận mưa không theo quy luật có thể xảy ra. Do đó, thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chủ động các phương án phòng, chống úng ngập mùa mưa.
Chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ, triển khai các biện pháp chống ngập úng trong nội thành Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước để xóa “điểm đen” ngập úng Hà Nội triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm ngập úng Dân bức xúc vì cho rằng dự án của Kita Group gây ngập lụt nghiêm trọng

Đến mùa mưa lại lo ngập úng

Theo các chuyên gia khí tượng, trong dịp đầu hè, nắng nóng xuất hiện nhiều hơn nhưng kèm theo đó là những trận mưa không theo quy luật có thể xảy ra. Mưa theo vùng trong thời gian ngắn, lượng mưa vượt trung bình hằng năm và tần suất các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Hà Nội có xu hướng gia tăng.

Trong khi đó, một số khu vực tại Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch. Các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông đang triển khai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống thoát nước như các gói thầu dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, việc xây dựng nhà ga S12 (Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo)...

Thông tin về hiện trạng hệ thống thoát nước, Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) Hoàng Mai Hương cho hay: Hệ thống thoát nước khu vực nội thành được chia thành 4 lưu vực sông Tô Lịch, Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Long Biên, với tổng diện tích 235,69km2.

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão
Các đơn vị duy tu, duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố nạo vét hệ thống cống trước mùa mưa bão

Hiện chỉ có hệ thống thoát nước lưu vực sông Tô Lịch được đầu tư cải tạo cơ bản đồng bộ, hoàn chỉnh, với công suất thoát nước thiết kế là 70mm/giờ đối với hệ thống cống; 310mm/2 ngày đối với toàn bộ hệ thống. Hệ thống thoát nước các khu vực còn lại, nhất là các trạm bơm, hồ điều hòa chưa được đầu tư theo quy hoạch, vẫn chủ yếu tiêu thoát tự chảy.

Theo dự báo của Sở Xây dựng Hà Nội, với các trận mưa có lượng mưa dưới 50mm/giờ sẽ không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do mặt đường trũng thấp hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố.

Với các trận mưa có lượng mưa 50-70mm/giờ, dự kiến tồn tại 11 điểm úng ngập. Đây là những điểm trũng, nền đường thấp hơn khu vực xung quanh nên khi mưa lớn, nước chảy theo mặt đường dồn về nhanh gây ra các điểm ngập cục bộ, như: Phố Nguyễn Khuyến, Hoa Bằng, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, phố Cao Bá Quát, Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho), Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy), phố Nguyễn Chính, Đại lộ Thăng Long, phố Ngọc Lâm, đường Hoàng Như Tiếp.

Đặc biệt, những trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa đến 100mm/giờ trở lên sẽ gây quá tải cho hệ thống thoát nước, lúc đó dự kiến trên địa bàn thành phố xuất hiện thêm 19 điểm úng ngập cục bộ.

Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước

Nhằm chống úng ngập khu vực nội thành mùa mưa năm 2023, Sở Xây dựng Hà Nội đã nghiên cứu các giải pháp phát huy hiệu quả của hệ thống thoát nước hiện có, đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu và các trạm bơm đầu mối.

Theo đó, bên cạnh phối hợp với Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc bộ sớm nắm bắt tình hình mưa bão để chủ động vận hành hệ thống thoát nước, Sở Xây dựng đã yêu cầu các đơn vị duy tu, duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố nạo vét hệ thống cống, tập trung vào các trục tiêu thoát chính và các điểm úng ngập; Nạo vét duy trì hệ thống mương, sông, kênh, bảo đảm độ dốc thủy lực và cao độ mực nước khống chế của hệ thống; Sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối, trạm bơm chống úng ngập...

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão
Tổ chức nạo vết cống hộp tại khu vực bến xe Yên Nghĩa

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho hay, với các điểm úng ngập khi có mưa lớn, Sở Xây dựng cũng chủ động phương án giải quyết thoát nước nhanh nhất, như: Tăng cường nạo vét, kiểm soát thông dòng trong lòng cống; Bố trí công nhân ứng trực thu dọn tấm chắn, vật cản trên miệng thu, hàm ếch, đi tua vớt rác, mở ga để tăng khả năng thoát nước; Bố trí các xe hút, xe téc, xe bơm di động tại các vị trí úng ngập...

Với khu vực Đại lộ Thăng Long, do các vị trí úng ngập là các hầm chui dân sinh có cốt mặt đường thấp, khi mực nước sông Nhuệ dâng cao, cốt mặt nước cao hơn cốt mặt đường trong hầm chui nên xảy ra tình trạng úng ngập, Sở Xây dựng yêu cầu đơn vị thoát nước lắp bơm di động tại các hầm chui dân sinh số 3, 5, 6 và Km 9+656 để giảm thời gian úng ngập; Bố trí lực lượng ứng trực tại điểm úng ngập để tua vớt rác, hỗ trợ hướng dẫn giao thông giúp người dân đi qua.

Liên quan đến công tác thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho biết: Ngay từ khi kết thúc mùa mưa năm 2022, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, nạo vét các trục mương, cống thoát nước chính, nạo vét duy trì hệ thống cống, ga thu, cống ngang, cống ngầm, kênh dẫn... Đặc biệt, đơn vị chú trọng tới các trục tiêu thoát chính và các điểm úng ngập, các tuyến kênh dẫn vào ra các trạm bơm: Yên Sở, Đồng Bông, Bắc Thăng Long - Vân Trì... bảo đảm độ dốc thủy lực, thông thoáng dòng chảy.

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão
Triển khai nạo vét kênh hộp trên Đại lộ Thăng Long

Việc sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm đầu mối: Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì và các trạm bơm chống úng ngập cục bộ khác cũng đã hoàn thành, sẵn sàng hoạt động 24/24 giờ. “Đơn vị đã có các phương án thoát nước, chống úng ngập; Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, thiết bị, nhân lực dự phòng theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão”, ông Trịnh Ngọc Sơn khẳng định.

Ngoài các phương án nêu trên, các chuyên gia đô thị cũng cho hay, riêng với Hà Nội, để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng sau mỗi trận mưa lớn, nên xây dựng sơ đồ cảnh báo ngập úng, đặt biển cảnh báo các tuyến phố, các khu vực ngập úng để người dân chủ động tránh nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và bảo vệ tài sản, phương tiện.

Đồng thời, cần xây dựng cảnh báo trực tuyến về tình trạng ùn tắc giao thông, cảnh báo về chất lượng không khí, ô nhiễm không khí, sơ đồ cảnh báo ngập úng, các biển chỉ dẫn ngập úng trên các phần mềm, app ứng dụng cài trên điện thoại thông minh để khuyến cáo đến người dân.

Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng Đô thị

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 18/4, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh và Cấp Tiến nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được tổ chức long trọng. Dự án có quy mô 410,46ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.597 tỷ đồng, mục tiêu là khu công nghiệp hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Đô thị

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị

TTTĐ - Ngày 17/4, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”.
TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4 Đô thị

TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên Đô thị

Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên

TTTĐ - Ngay từ thời điểm này, quận Tây Hồ sẽ tập trung toàn lực để triển khai thực hiện Dự án cầu Tứ Liên. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với quận Tây Hồ, từng bước xây dựng quận phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại.
Xem thêm