Hà Nội chọn trên 300 vị trí lắp đặt nhà chờ xe buýt kết nối khu vực ngoại thành
![]() |
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Hà Nội: Ô tô đỗ kín vỉa hè, lòng đường trên đường Ngọc Khánh
Hà Nội đầu tư 70 trạm quan trắc để công khai chất lượng không khí
Đà Nẵng: Mất lái xe tải hất văng xe bus xuống hồ
Hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt khu vực ngoại thành Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong mạng lưới xe buýt của thành phố phục vụ vận chuyển hành khách đi lại giữa các địa phương, kết nối khu vực nội thành với ngoại thành.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thì hiện tại tỷ lệ số điểm dừng đón trả khách có nhà chờ mới chỉ đạt khoảng 1% tổng số điểm dừng chờ.
Thành phố có 71 tuyến buýt (bao gồm các tuyến nhánh) đi qua khu vực 17 huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây với 2.127 điểm dừng xe buýt (bao gồm cả các điểm đầu, cuối) để đón trả khách. Cự ly bình quân giữa các điểm dừng ở khu vực ngoại thành khoảng 900m/điểm. Tuy nhiên, hiện mới có 23 điểm dừng có nhà chờ xe buýt (chiếm dưới 1% tổng số điểm dừng hiện có).
Qua khảo sát, hiện các vị trí dừng đón trả khách của xe buýt tập trung khá đông hành khách chờ xe. Thời gian chờ đợi xe buýt của hành khách tại các điểm dừng khu vực ngoại thành lâu hơn so với khu vực nội đô do mật độ xe buýt và tần suất hoạt động thấp. Việc bố trí nhà chờ che nắng, che mưa và có ghế ngồi cho hành khách là cần thiết.
Người dân ngoại thành thường phải di chuyển cự ly dài để đến các điểm dừng do xe buýt chỉ hoạt động trên các đường trục chính. Việc chờ xe buýt không thuận lợi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút hành khách sử dụng xe buýt. Số lượng điểm dừng xe buýt ở ngoại thành lắp đặt trên lề đường chiếm tỷ lệ lớn, không thuận tiện, không đảm bảo vệ sinh và an ninh trật tự...
Căn cứ thực trạng và sự cần thiết phải đầu tư, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã chủ trì phối hợp với 17 huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng từng điểm đón trả khách trên các tuyến và lựa chọn được 307 vị trí có thể đầu tư lắp đặt được nhà chờ xe bus.
Bên cạnh đó, Sở phải đảm bảo yêu cầu vận hành, phục vụ nhà chờ tốt nhất mà Thành phố mong muốn; có khả năng mở rộng, tích hợp các ứng dụng như: Sử dụng các công nghệ thông minh (WIFI, bảng điện tử, màn hình cảm ứng, Pin năng lượng mặt trời tại những vị trí có đủ điều kiện...).
Việc sớm lắp đặt nhà chờ trên các tuyến buýt kết nối khu vực trung tâm với ngoại thành sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của người dân, thu hút người dân tham gia, sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô
