Tag

Hạ nguồn sông Mekong: Khi ngư trường vắng bóng tôm cá…

Nhìn ra thế giới 23/07/2020 14:17
aa
TTTĐ - Theo các chuyên gia, nước chảy từ sông Mekong vào Biển Hồ (Tonle Sap) của Campuchia năm thứ hai liên tiếp đã bị chậm một tháng. Điều này đã làm gián đoạn nghiêm trọng việc đánh bắt cá và đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm của hơn một triệu người.              
Hoạt động khai thác cát đang phá hủy dòng sông Mekong Hợp tác định hướng chương trình an toàn thực phẩm tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
3745 anh 1
Do khô cạn, những chiếc thuyền nằm im ở làng Kampong Khleang, một nhánh sông nối với Biển Hồ (Ảnh: Reuters)

Chậm hơn so với mọi năm

Theo nhà chức trách Campuchia, nước từ sông Mekong về Biển Hồ có thể sẽ không xuất hiện cho đến tháng sau do tình trạng hạn hán và các đập thủy điện tại Lào và Trung Quốc. Đây được cho là nguyên nhân làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông Mekong.

Nước sông Mekong ở khu vực giao với Biển Hồ thường dâng lên vào mùa mưa, tạo dòng chảy ngược về Biển Hồ. Do đó, vùng hồ này luôn đầy nước và mang theo nguồn cá trù phú, nhờ đó tạo sinh kế cho hàng triệu người. Tuy nhiên, đến nay hiện tượng nước chảy ngược này vẫn chưa xảy ra, khiến những người dân vốn sống dựa vào Biển Hồ gặp khó khăn.

“Tôi đã đi câu trong hai đêm và không thể bắt đủ cá”, Khon Kheak - một ngư dân tại làng chài nổi Kampong Khleang chia sẻ. Chuyến đi đó đã mang về cho anh 12.000 riel, tương đương khoảng 3 USD, thấp hơn so mức với 12 - 25 USD mỗi ngày vào năm ngoái - đủ để nuôi sống gia đình sáu người của anh.

3748 anh 2
Biển Hồ (Tonle Sap) là hồ lớn nhất ở Đông Nam Á (Ảnh: Reuters)

“Nếu tình hình tiếp tục như vậy, chúng tôi biết phải làm sao đây. Chúng tôi còn nợ tiền của những người khác nữa”, Reth Thary, vợ Khon Kheak lo lắng khi nhắc đến khoản nợ 1.000 USD.

Dòng nước từ sông Mekong thường đổ về Biển Hồ trong 120 ngày, làm mực nước tại đây dâng lên gấp 6 lần so với bình thường, trước khi nước trở lại sông Mekong khi mùa mưa kết thúc, thường vào cuối tháng 9.

Dựa trên dự báo và dữ liệu lượng mưa, ông Long Saravuth, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Mekong quốc gia của Campuchia cho biết, dòng chảy có thể xuất hiện vào tháng 8 năm nay. Ủy hội sông Mekong (MRC) cũng khẳng định dòng chảy sẽ đến muộn từ năm nay.

Ủy hội Sông Mekong (MRC) cho rằng một phần sự chậm trễ này là do lượng mưa năm 2019 ít cùng hoạt động các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, gồm hai đập ở Lào và 11 đập ở Trung Quốc.

“Từ giờ trở đi, thời gian dòng chảy ngược có thể sẽ không giống như trước đây”, đại diện MRC cho biết.

Cung cấp nguồn protein chính

Trong khi đó, Lào và Trung Quốc cho rằng các con đập mang lại lợi ích kinh tế quan trọng và điều tiết dòng nước, giúp ngăn chặn lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ngư dân Campuchia đang muốn Chính phủ nước này thương lượng để các đập trên xả nước, cứu khoảng 2.000 hộ gia đình ở Kampong Khleang khi mà nguồn mưu sinh của họ phụ thuộc vào Biển Hồ.

Ở Campuchia, các cộng đồng đánh bắt cá dọc theo biển hồ Tonle Sap - ngư trường nội địa lớn nhất thế giới. Ở đó, người Campuchia đánh bắt cá và cung cấp tới 70% lượng protein của họ - báo cáo lượng cá đánh bắt thấp hơn 80 - 90% so với thông thường.

3750 anh bia
Biển Hồ cạn khô nước khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp khó khăn (Ảnh: Reuters)

“Chúng tôi không đánh bắt được gì. Không có nước, không có cá”, một ngư dân nói.

Ngay cả khi không có đại dịch Covid-19 làm hạn chế du lịch quốc tế, việc thu hút du khách đi thuyền từ Kampong Khleang, vốn tiếp đón khoảng 600 người/ngày, cũng không có hy vọng.

Văn phòng du lịch địa phương đã bị bỏ hoang, cỏ mọc vây kín. Khoảng 130 thuyền chở du khách bị bỏ không.

“Người dân Kampong Khleang đang là ngư dân không có cá”, Ly Sam Ath, chủ thuyền chở du khách nói và cho biết “họ cũng không thể làm ruộng”.

Mekong là một trong những con sông lớn nhất, là kế sinh nhai quan trọng cho 60 triệu người dân Châu Á đang bị thu hẹp dần.

Theo báo cáo của MRC, cá chiếm đến 82% nguồn protein động vật mà người dân sống dọc sông Mekong tiêu thụ.

Các nước ở hạ nguồn sông Mekong đang phải chịu hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy. Trong mùa mưa 2019 (từ tháng 6 đến tháng 10), mực nước sông thấp kỷ lục tại các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong.

Đầu năm nay, mực nước ở sông Mekong khi chảy qua tỉnh Đông Bắc Thái Lan đo được chỉ còn từ 1 - 1,5m, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tình trạng này không những khiến sản lượng đánh bắt giảm mà còn buộc các tàu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các khu vực biên giới Thái Lan - Lào phải thay đổi hướng đi và giảm công suất chở hàng.

Một số khu vực dân cư đông đúc của Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn không có nước ngọt, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nhiều, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân.

Dự báo tình trạng thiếu nước trên sông Mekong sẽ còn diễn tiến nghiêm trọng, khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề do các loài thủy sản không thể di cư ngược dòng để sinh sản. Vì thế, cuộc sống của ngư dân sẽ còn vô cùng khó khăn.

Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm