Gọi đến 60 số điện thoại mong được cùng nấu cơm tình nguyện
400 suất cơm tặng bệnh nhân khó khăn tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp Những suất cơm "ngon như cỗ" tặng người nghèo ngày Quốc khánh Bữa cơm nghĩa tình của người khó khăn mừng ngày Quốc khánh |
Xuyên đêm tìm địa chỉ bếp từ thiện
Sinh năm 1999, chàng trai trẻ An Dương theo học cấp ba tại Australia và học một năm nghề nấu ăn tại Singapore. Khoảng thời gian này, anh vẫn thường xuyên đi về Việt Nam và địa điểm hay đến là những nhà hàng, quán cà phê. Tháng 7/2020, anh Dương hoàn thành chương trình học về nước với dự định mở một nhà hàng ăn của riêng mình.
Tháng 5/2021, anh Dương tìm được địa điểm và khai trương cửa hàng nhưng dịch Covid-19 bùng phát khiến mọi hoạt động tạm dừng. “Khoảng thời gian này mình sống chậm lại, quan sát cuộc sống xung quanh nhiều hơn. Mình nhận ra có quá nhiều hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống của họ càng khốn khó bởi dịch bệnh. Mình muốn làm điều gì đó để hỗ trợ, giúp đỡ họ”, anh Dương tâm sự.
![]() |
Anh Lưu An Dương |
Anh Dương nghĩ tới việc tận dụng việc có địa điểm, đội ngũ nhân viên để nấu các suất ăn trao tặng người khó khăn nhưng không biết nên bắt đầu như thế nào, làm sao để đến đúng được đối tượng cần giúp đỡ. Anh bắt đầu liên lạc với các tổ chức thiện nguyện rồi tình cờ biết đến chương trình “Triệu bữa ăn - Hà Nội nghĩa tình” do Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố triển khai. Lúc này, chương trình đã bước vào giai đoạn 3 với tên gọi "Triệu bữa ăn - Hà Nội nghĩa tình - Tấm lòng Doanh nghiệp trẻ Hà Nội".
Anh thức nguyên đêm gọi hơn 60 số điện thoại để tìm nơi kết nối nhằm thực hiện bằng được bếp ăn nghĩa tình cung cấp cơm miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
![]() |
Anh Lưu An Dương (bên phải) cùng các nhân viên nấu suất ăn miễn phí trao tặng người khó khăn của chương trình "Triệu bữa ăn - Hà Nội nghĩa tình" |
“Mình đã tìm và gọi điện nhưng đều không đúng người cần gặp. Khi mình quyết định gọi cuộc cuối cùng với suy nghĩ "nếu không được sẽ từ bỏ" thì may mắn gặp được đúng cán bộ Thành đoàn Hà Nội. Tuy nhiên, câu trả lời mình nhận được lại là đã đủ bếp ăn tham gia chương trình. Khi đó, mình đã phải thuyết phục, thậm chí mình đồng ý tự bỏ tiền túi mua nguyên liệu nấu suất ăn tặng người khó khăn”, anh Dương kể.
Gửi gắm cả tấm lòng...
30 phút sau, anh Dương nhận được cuộc điện thoại từ Ban tổ chức chương “Triệu bữa ăn - Hà Nội nghĩa tình” với “cái gật đầu đồng ý”. Mặc cả đêm hôm trước thức trắng, anh chủ động đi lấy nguyên liệu về triển khai bếp ăn thanh niên, phục vụ những người khó khăn bởi dịch Covid-19. Đến nay, bếp đã tham gia chương trình được gần 2 tuần.
![]() |
Các suất ăn được nấu bởi anh Lưu An Dương cùng nhân viên, tình nguyện viên |
Mỗi ngày, anh Dương cùng 3 đầu bếp và đội thanh niên tình nguyện đứng bếp gần 8 tiếng đồng hồ để chế biến ra các món ăn ngon, nóng sốt. Thực đơn mỗi ngày được anh lên từ đêm hôm trước, một số món được ướp sẵn trước một đêm để đảm bảo ngon nhất, đậm vị nhất. Cứ như thế, đều đặn mỗi ngày gần 500 suất ăn chất lượng từ bếp ăn này được gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn.
Thời gian đầu bếp ăn chỉ có 4 người nên khá vất vả. Tuy nhiên, khi có các bạn đoàn viên, thanh niên quận Long Biên đến hỗ trợ thì bếp vận hành trơn chu, nhịp nhàng hơn.
![]() |
Anh Lưu An Dương (bên phải) luôn chăm chút để mang đến cho mọi người những bữa ăn ngon |
“Mình luôn cố gắng mang đến cho mọi người niềm vui thông qua các món ăn. Vì vậy, dựa trên những nguyên liệu có sẵn mình sẽ lên thực đơn và thay đổi hàng ngày để tạo sự mới lạ. Ví dụ như với nguyên liệu là gà, mình sẽ làm cà ri gà, gà sốt chua ngọt… Đậu phụ sẽ được chế biến thành đậu sốt bơ, đậu tẩm hành...”, anh Dương cho biết.
Để hoàn thành gần 500 suất ăn mỗi ngày, anh Dương cùng nhân viên, tình nguyện viên luôn tất bật từ 7h sáng đến 20h tối. Nhiều hôm mệt lả nhưng họ có chung niềm vui khi hỗ trợ được những người khó khăn.
“Cho đi là còn mãi, suy nghĩ đó giúp mình có nhiều năng lượng tích cực hơn cho một ngày làm việc. Với sự chung tay, đoàn kết mình tin dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để cuộc sống của chúng ta trở về trạng thái bình thường”, anh Dương nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại thuốc lá

“Nét đẹp sinh viên”, Bóng đá, Pickleball... lan tỏa lối sống không khói thuốc

VJU Open Campus 2025 kết nối giáo dục và văn hóa Việt - Nhật

Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội

Tổ chức Đoàn và vai trò thanh niên tiên phong trên “mặt trận số”

Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc năm 2025

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thắp lửa truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước cho thiếu nhi Thủ đô

Viết tiếp hành trình nhân ái
