Tag

Giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây không an toàn, lấn chiếm vỉa hè

Đô thị 07/02/2023 15:02
aa
TTTĐ - Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng, kinh doanh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Siết chặt quản lý chất lượng cửa hàng kinh doanh trái cây Hà Nội: 100% cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện an toàn thực phẩm Độc đáo Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022 Nguồn cung nông sản, thực phẩm dồi dào phục vụ Tết

Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 14-KH/UBND về triển khai Đề án "Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025".

Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng, kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ... Đây chính là tin vui cho người tiêu dùng khi mà trên thực tế, các loại hình kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố vẫn còn rất lộn xộn, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thống kê của Sở Công thương Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố có 1.527 cửa hàng kinh doanh trái cây, trong đó có 458 cửa hàng chuyên doanh, 1.069 cửa hàng kinh doanh tổng hợp có trái cây. UBND các quận, huyện, thị xã đã cấp biển nhận diện cho 849 cửa hàng.

Như vậy, toàn thành phố có gần 900 doanh nghiệp đang tham gia kinh doanh trái cây, còn lại là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng trái cây an toàn của người dân lớn nhưng số cửa hàng an toàn vẫn chưa "phủ sóng" toàn diện.

Giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây không an toàn, lấn chiếm vỉa hè
Trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều các điểm kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ

Một số nơi tập trung các điểm kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể kể đến như: Khu vực vỉa hè trước cổng chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), đoạn đường Hồ Tùng Mậu khu vực gần nghĩa trang Mai Dịch; Nút giao phố Cầu Mới (quận Đống Đa), đoạn giao từ đường Nguyễn Trãi đến ngã ba giáp đường Láng; Dọc tuyến đường Nguyễn Xiển…

Thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu trên địa bàn thành phố và phát hiện ra nhiều vi phạm về hóa đơn, nguồn gốc sản phẩm… Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng khuyến cáo, người tiêu dùng nên cẩn trọng và cần kiểm tra kỹ trước những thông tin hoa quả nhập ngoại, tránh mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc hoặc sai xuất xứ nguồn gốc.

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Hà Nội Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thanh, kiểm tra các cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội để xử lý việc bán hàng lậu, không rõ nguồn gốc.

Cần "xóa sổ" các cửa hàng kinh doanh trái cây không an toàn

Thực hiện Đề án "Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025", các địa phương đã từng bước cấp biển nhận diện cho các cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, song quá trình thực hiện đề án vẫn gặp khó khăn nhất định. Đó là tình trạng một số bộ phận chủ cơ sở kinh doanh chưa hợp tác với người khảo sát, điều tra, chưa cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của cơ sở, số điện thoại…

Đáng nói, người tiêu dùng vẫn giữ thói quen "tiện đâu mua đấy", không hoặc ít quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ, chất lượng trái cây, thực tế vẫn mua tại các địa điểm kinh doanh vỉa hè không có thiết bị bảo quản và xác định nguồn gốc.

Tại quận Nam Từ Liêm, hiện trên địa bàn quận có 116 cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp các loại giấy tờ về an toàn thực phẩm, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 108/116 cửa hàng có dán tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trái cây.

Giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây không an toàn, lấn chiếm vỉa hè
Các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các loại hoa quả được bày bán tràn lan trên vỉa hè

Theo ông Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm, để thực hiện tốt mục tiêu đề án, quận tiếp tục duy trì kiểm tra, kiểm soát tuyến phố Nguyễn Hoàng (phường Mỹ Đình 2) là tuyến phố đăng ký không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè.

Năm 2023, quận triển khai tiếp tại tuyến phố Hàm Nghi và tuyến phố Nguyễn Cơ Thạch. Đồng thời, quận chỉ đạo các phường tiếp tục đăng ký, mở rộng các tuyến phố văn minh, không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè trên địa bàn.

Tương tự, theo UBND quận Hoàng Mai, bên cạnh việc tổ chức cấp biển nhận diện, công khai danh sách các cửa hàng kinh doanh trái cây bảo đảm an toàn, quận cũng công khai các tổ chức, cá nhân, địa điểm kinh doanh trái cây vi phạm quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng nắm rõ.

Ngoài ra, quận cũng chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 15 phối hợp UBND các phường, lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý, giải tỏa các trường hợp kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Kiên quyết không để tái diễn vi phạm.

Thực tế hiện nay, việc quyết tâm dẹp bỏ triệt để các điểm kinh doanh trái cây không an toàn trên đường phố của UBND thành phố Hà Nội là rất phù hợp. Điều này cho thấy sự cần thiết hành động của không chỉ các cán bộ quản lý về kinh doanh trái cây mà cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương trong việc chống lấn chiếm hè, lòng đường để kinh doanh trái cây. Chỉ khi nào tất cả các cửa hàng kinh doanh trái cây được cấp biển nhận diện thương hiệu thì mới có thể "xóa sổ" được các cửa hàng kinh doanh trái cây không an toàn trên địa bàn.

Đọc thêm

Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Cầu Long Đại, cầu Tăng Long, cầu Nam Lý… là những dự án quan trọng của TP Thủ Đức, không chỉ sẽ hoàn thiện hệ thống đường bộ mà còn tăng tính liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Hiện nhiều công trình còn đang thi công dang dở nhưng hứa hẹn sẽ mang lại diện mạo mới và những lợi ích quan trọng cho thành phố sau khi hoàn thành.
Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện Đô thị

Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện

TTTĐ - Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), có trên 70% vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị Đô thị

Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đề xuất cho phép UBND TP quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đối với người dân bị ảnh trong trong các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Thủ đô...
Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng Đô thị

Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời tiết tháng 6 tại Thủ đô trải qua nhiều đợt nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, kéo theo hóa đơn tiền điện tăng là nỗi lo của đa số gia đình. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng sử dụng điện kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hằng ngày, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí.
5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị Xã hội

5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

TTTĐ - Cảng hàng không Quảng Trị được thực hiện tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đô thị

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

TTTĐ - Với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, ngoài việc đáp ứng số lượng chuyến xe buýt, thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Đồng thời phải hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa Đô thị

Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa

TTTĐ - Dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa tổ chức khánh thành vào cuối tháng 4 vừa qua đã phải tu sửa.
Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước Đô thị

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).
Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc Đô thị

Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc

TTTĐ - Đầu tư dự án Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nhằm tưởng niệm, vinh danh các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân Xã hội

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân

TTTĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Xem thêm