Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Tăng cường đào tạo, tập huấn về phòng chống thiên tai Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025 |
Chiều 31/3, trong khuôn khổ Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 đã diễn ra Toạ đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”
Chương trình do Báo Kinh tế và Đô thị cùng tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức.
![]() |
TS. Hoàng Mạnh Hùng, Giảng viên chính ngành Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp Trường Kinh doanh Đại học Kinh tế Quốc dân trao đổi tại chương trình |
Truyền thông, nâng cao nhận thức cho người lao động
Những thiên tai nghiêm trọng trong năm 2024 đã gây ra tác động sâu rộng đến người lao động tại Việt Nam, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương như nông dân, công nhân, lao động phổ thông và ngư dân.
Mất việc làm và giảm thu nhập là ảnh hưởng chính mà những đối tượng này phải gánh chịu. Việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn sẽ là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Việc giúp người lao động đảm bảo sinh kế sau thiên tai cần một chiến lược dài hạn, kết hợp giữa cứu trợ trước mắt và phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và bản thân người lao động cần phối hợp để xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với thiên tai, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo việc làm lâu dài.
Theo TS. Hoàng Mạnh Hùng, giảng viên chính ngành Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp Trường Kinh doanh Đại học Kinh tế Quốc dân, tái thiết sản xuất sau thiên tai không phải việc một sớm một chiều. Do đó, tạo việc làm tạm thời và thu nhập thay thế cho người lao động được khuyến khích và coi là 1 trong những giải pháp hiệu quả, quan trọng.
Việc đào tạo nghề ngắn hạn cũng cần thiết để hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, đào tạo phải được làm thường xuyên, phải xem xét ở từng vùng miền và bám vào nhu cầu của thị trường lao động tại khu vực đó. Bản thân chính người lao động cũng phải xác định năng lực và nhu cầu lao động của mỗi người.
![]() |
Bà Lưu Ánh Nguyệt, chuyên gia Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính nêu ý kiến tại toạ đàm |
Giải pháp cơ bản được TS. Hoàng Mạnh Hùng nêu là chủ động ứng phó trước, trong và sau thiên tai, trong đó, tập trung khắc phục thiệt hại sau thiên tai gây ra. Đồng thời, nâng cao năng lực chống thiên tai gồm có: Hạ tầng và kỹ năng, trong đó, chú trọng vào yếu tố con người mà cụ thể là hỗ trợ, khuyến khích người nông dân vực dậy lao động sản xuất sau thiên tai.
Bà Lưu Ánh Nguyệt, chuyên gia Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính cho biết, để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Việt Nam đã và đang huy động đa dạng các nguồn lực tài chính khác nhau. Trong đó, Bảo hiểm rủi ro thiên tai là nguồn lực đang trong quá trình phát triển, có thể xem là phù hợp với loại thiên tai ít khi xảy ra nhưng để lại hậu quả lớn.
Bà Lưu Ánh Nguyệt khuyến nghị công tác hỗ trợ người lao động nâng cao kiến thức, năng lực nắm bắt thông tin, chủ động tham gia bảo hiểm rủi ro thiên tai, đồng thời, tăng cường tìm hiểu, tận dụng cơ hội phòng ngừa rủi ro thông qua chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp…
Hướng dẫn sử dụng vốn vay vào những ngành nghề ít bị ảnh hưởng thiên tai
Để hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng bởi thiên tai được ổn định, khôi phục sản xuất, ông Đặng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách (NHCSXH) TP cho biết, NHCSXH đã triển khai những chương trình gói vay hướng đến những người yếu thế gồm: ộ nghèo, cận, mới thoát nghèo, sinh viên, người lao động tự do…
Ngân hàng đã đề ra nhiều giải pháp nhưng có sự căn cứ mức độ rủi ro ở từng khu vực để tham mưu cho chính quyền.
Ngoài ra, không phải sau thiên tai mới tính đến việc triển khai các gói cho vay, mà ngân hàng đã xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn trước đó. Đối với một số nơi đặc thù, như những địa phương thường xuyên bị lũ lụt, NHCSXH phối hợp đoàn thể địa phương tuyên truyền để bà con có định hướng vay vốn sản xuất kinh doanh.
![]() |
Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội Đặng Đức Hạnh chia sẻ tại toạ đàm |
Ông Đặng Đức Hạnh nhấn mạnh: “Một trong những biện pháp quan trọng được thực hiện là trích lập Quỹ dự phòng rủi ro. Đối với khách hàng bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, trong đó có rủi ro do thiên tai, có thể được xem xét xử lý rủi ro khoanh nợ, xóa nợ tùy theo mức độ thiệt hại, trên cơ sở đề nghị của khách hàng, xác nhận của chính quyền địa phương và phê duyệt của cấp có thẩm quyền”.
Ngoài ra, đối với các địa bàn dễ xảy mưa bão, ngập lụt, hoặc khu vực gần vùng xả lũ, người dân cần được hướng dẫn sử dụng vốn vay vào những ngành nghề ít bị ảnh hưởng để giảm thiểu rủi ro về thiên tai. Trong trường hợp xảy ra thiên tai, Chi nhánh NHCSXH TP cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê các trường hợp vay vốn bị thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Đồng thời, tích cực phối hợp với các sở ngành và cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất Trung ương, địa phương bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách để cho vay hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ để xử lý rủi ro đối với các hộ đủ điều kiện, giúp họ yên tâm đầu tư phát triển, cải thiện cuộc sống vươn lên làm giàu chính đáng.
Theo ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng năm 2025" sẽ diễn ra với nhiều tọa đàm chuyên đề về bảo hiểm rủi ro thiên tai, đồng thời tăng cường các chuyến đi thực tế, khảo sát, hướng đến hỗ trợ người dân thường phải đối mặt với thiên tai. Đặc biệt, thông qua chuyên mục Podcast về các vấn đề an sinh xã hội trên chuyên trang Pháp luật & Xã hội (thuộc Báo Kinh tế & Đô thị), chương trình sẽ cung cấp cẩm nang hỗ trợ kiến thức, pháp lý liên quan đến phòng, chống thiên tai với người dân, trong đó, sẽ ứng dụng công nghệ AI vào mục hỏi-đáp. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4

Đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025

Đà Nẵng: 119 cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi

Diễu hành xe hoa biểu dương thành tựu xây dựng và phát triển

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chuyên gia hiến kế để Đà Nẵng tiếp tục bứt phá tăng trưởng
