Tag
Hà Nội

Ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết gấp hơn 3 lần so với năm ngoái

Tin Y tế 10/10/2023 16:12
aa
TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần (từ ngày 29/9 đến 6/10), Hà Nội có thêm 2.593 ca mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng 1,5 lần so với tuần đầu tháng 9/2023).
Phòng, chống dịch sốt xuất huyết: Bắt đầu từ ý thức của người dân Cảnh báo tử vong tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà Ra quân vệ sinh môi trường, phòng dịch sốt xuất huyết Quận Ba Đình phát động triển khai đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác truyền thông

Trong đó, Phú Xuyên ghi nhận 231 ca, Hoàng Mai (162 ca), Đống Đa (150 ca), Hà Đông (149 ca), Thanh Oai (134 ca)…

Theo đó, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 17.974 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 ca tử vong.

Ngoài ra, tuần qua cũng ghi nhận 105 ổ dịch tại 23 quận, huyện, thị xã. Trong đó, quận Hà Đông nhiều nhất với 11 ổ dịch, Đống Đa có 10 ổ dịch, Quốc Oai có 8 ổ dịch.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại dãy nhà trọ số 55C, ngõ 23 Xuân La.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại dãy nhà trọ số 55C, ngõ 23 Xuân La

Tính từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 1.143 ổ dịch. Hiện còn 264 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã; Trong đó có một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài như xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 506 bệnh nhân.

CDC Hà Nội nhận định, Hà Nội đang bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết. Với điều kiện khí hậu và thời tiết như hiện nay, dự báo tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới. Đây cũng là điều đáng báo động khi người dân còn có tâm lý chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này.

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền, của tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và từng người dân trên địa bàn Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Hà Nội triển khai đợt cao điểm truyền thông trong tháng 10/2023.

Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông

Triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương cho rằng, để tạo được sóng truyền thông phải đồng thời có nhiều nội dung thông tin đưa ra ở cùng một thời điểm tại nhiều địa điểm với nhiều kênh truyền thông và hình thức truyền thông đa dạng, phù hợp với các đối tượng cần tác động.

Đối với cơ quan báo chí thành phố cần tăng cường thời lượng, đa dạng hình thức, mở chuyên mục, đặt banner… để công tác truyền thông về dịch bệnh sốt xuất được triển khai mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook, hay qua tin nhắn SMS…

Đợt truyền thông cao điểm này cần tiến hành giống như đợt truyền thông phòng, chống dịch COVID-19, góp phần đưa các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền từ thành phố đến cơ sở đi vào thực chất, không để xảy ra tình trạng chống dịch chỉ “trên giấy”.

Tỷ lệ bệnh nhân nặng gia tăng

Theo ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết tăng mạnh, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ở thể nặng, có dấu hiệu cảnh báo cũng tăng.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại đây chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân. Mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận 30-50 ca sốt xuất huyết đến khám; trong đó, có 15-20 ca nặng có dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, nhận định, hiện nay tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến khá phức tạp. Tính đến nay, Trung tâm đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong, đa số là do đến muộn với bệnh cảnh sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu và suy đa phủ tạng.

Do đó, các trường hợp nhẹ hoặc sốt xuất huyết trong những ngày đầu có thể điều trị và theo dõi tại nhà, cần uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt - giảm đau paracetamol, nghỉ ngơi, xét nghiệm công thức máu hàng ngày.

Hà Nội: Gần 18.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với năm ngoái
Tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết nặng gia tăng

“Người dân không tự ý truyền dịch và không dùng kháng sinh hay thuốc corticoid, đặc biệt lưu ý từ ngày thứ 4 - 5 trở đi sẽ có hiện tượng máu cô đặc nếu không bù đủ dịch. Xét nghiệm công thức máu nếu thấy chỉ số Hematocrite tăng trên 20% so với ban đầu tức là máu bị cô đặc, phải hết sức lưu ý trong vấn đề truyền dịch” - PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.

Trong trường hợp truyền dịch không có hiệu quả, phải dùng dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch. Các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo: Đau bụng vùng gan, tiểu ít, chảy máu cam, máu lợi, nôn hoặc đi ngoài ra máu, rong kinh, rong huyết ở nữ giới, xét nghiệm công thức máu tiểu cầu giảm nhanh hoặc hematocrit tăng nhanh.

Tương tự, từ tháng 7/2023 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa điều trị nội trú khoảng 1.500 bệnh nhân. Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Phúc cho biết, trong số bệnh nhân điều trị nội trú, tỷ lệ bệnh nhân diễn biến trung bình và nặng chiếm 27%.

“Nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan khi mắc sốt xuất huyết, không chủ động đi khám mà tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Hậu quả là khi đến bệnh viện thì bệnh đã chuyển sang mức độ trung bình và nặng”, bác sĩ Nguyễn Đình Phúc lưu ý.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nhiều người chủ quan, nghĩ sốt xuất huyết là bình thường, cứ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện.

Thực tế, nhiều trường hợp sốt, chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng có bị cô đặc máu dẫn đến sốc, lúc này điều trị rất khó khăn thậm chí tử vong. Khi có biểu hiện sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà.

Đọc thêm

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO Sức khỏe

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh sởi ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.
Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ Tin Y tế

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi mắc sởi của trẻ đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin.
Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre Tin Y tế

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

TTTĐ - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bến Tre và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.
Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo Tin Y tế

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Sở Y tế thông báo liên quan đến 21 loại thuốc giả trong vụ án Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND huyện Thanh Trì trân trọng tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các đối tượng chính sách đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng Tin Y tế

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả Tin Y tế

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản gửi Sở Y tế Thanh Hóa về việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc truy tìm nguồn gốc thuốc giả.
Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông Tin Y tế

65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành văn bản công bố danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đã liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe lên Cổng Thông tin giám định Bảo hiểm y tế để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Xem thêm