Tag
Hà Nội

Gấp rút kiểm tra học kỳ II trực tuyến cho học sinh

Giáo dục 04/08/2021 22:42
aa
TTTĐ - Sau hơn 2 tháng nghỉ hè, nhiều trường học ở Hà Nội đang gấp rút tổ chức cho học sinh kiểm tra trực tuyến để kết thúc năm học 2020 - 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp.
Quan trọng hơn điểm số là đạo đức, sự trung thực, tự giác của học sinh Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nghiêm cấm thu tiền kiểm tra học kỳ II năm học 2020-2021 Học sinh Hà Nội nghỉ hè sớm nhưng chưa kiểm tra học kỳ II

Phụ huynh hồi hộp, lo lắng

Là phụ huynh có 2 con đang học trường Tiểu học Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chị Phạm Thanh Xuân cho biết con gái chị vừa hoàn thành xong bài kiểm tra kết thúc học kỳ II. Cháu còn lại đang học lớp 2 sẽ kiểm tra trong những ngày tới.

Gấp rút kiểm tra học kỳ II trực tuyến cho học sinh
Học sinh Hà Nội làm bài kiểm tra học kỳ trực tuyến

Chị Xuân cho biết, trước khi kiểm tra trực tuyến, các con có vài ngày ôn tập lại kiến thức cùng giáo viên. Các con cũng được thầy cô hướng dẫn đầy đủ về quy chế kiểm tra, phụ huynh nắm bắt được quy trình kiểm tra.

“Lớp con gái tôi kiểm tra vào 2 buổi sáng và chiều. Cũng may khoảng thời gian này tôi đang được làm việc online tại nhà nên cũng tiện hỗ trợ cháu xử lý các sự cố trên máy tính. Khi con bắt đầu vào buổi thi, phụ huynh không được đến gần. Giáo viên sẽ giám sát quá trình làm bài thi của học sinh qua camera và mic. Khi nào kết thúc thời gian làm bài thi, phụ huynh sẽ vào hỗ trợ chụp lại bài thi của con và nộp lại trên nhóm Zalo của lớp trong thời gian 5 phút. Quá thời gian quy định ấy, bài thi sẽ không được tính”, chị Xuân chia sẻ.

Thở phào nhẹ nhõm khi con vừa kết thúc kiểm tra học kỳ trực tuyến, chị Nguyễn Thị Chuyên (phụ huynh học sinh ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, trường cho học sinh làm bài kiểm tra qua phần mềm. Điểm bài kiểm tra học kỳ được chấm trên thang điểm 8, 2 điểm còn lại là điểm đánh giá về ý thức và năng lực của học sinh từ việc học thực tế tại trường.

Hồi hộp, lo lắng hơn cả con, chị Chuyên cho biết: “Dù con đã quen với việc học online nhưng kiểm tra online lại là việc hoàn toàn khác. Chỉ cần mạng trục trặc 1 chút là sẽ có vấn đề. Vì vậy, suốt mấy ngày con kiểm tra, vợ chồng tôi phải luân phiên ở nhà để theo sát, xử lý các tình huống phát sinh”.

Chị Trần Thị Thúy (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) thậm chí còn lo lắng, bất an hơn khi con đang ở quê Hà Nam cùng ông bà. “Nghỉ hè, tôi gửi con về quê luôn. Kế hoạch kiểm tra trực tuyến có sau khi Hà Nội lệnh giãn cách nên chẳng thể nào đón con lên được. Việc học, ôn, thi của con đành phó mặc cho cháu tự lo liệu. Tôi lo lắm nhưng chẳng biết phải làm thế nào đành lạc quan nghĩ dù sao việc học cũng là chuyện cả đời chứ không chỉ một học kỳ. Thời điểm dịch bệnh phức tạp con cứ lên lớp là được rồi. Tôi không quá nặng nề việc cháu phải đạt được danh hiệu nào cả”, chị Thúy chia sẻ.

Đảm bảo công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá

Trước băn khoăn của phụ huynh, đại diện một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố cho biết, nhà trường đã lên sẵn các phương án, kế hoạch, quản lý và khắc phục những rủi ro liên quan đến vấn đề đường truyền, thiết bị cho các con. Không tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là phương án tối ưu nhất để kết thúc năm học 2020 - 2021.

Gấp rút kiểm tra học kỳ II trực tuyến cho học sinh
Dù không tránh khỏi những sai sót nhưng tbi online là biện pháp tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo thời gian kết thúc năm học 2020 - 2021

Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ) thông báo tới các phụ huynh, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trường sẽ thay đổi việc kiểm tra định kỳ cuối năm học ở môn Toán và Tiếng Việt từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến. Việc kiểm tra định kỳ cuối năm được nhà trường thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trường sẽ mở phòng thi online trên Microsoft Teams. Giáo viên cung cấp đường link để học sinh vào làm bài, nộp bài theo thời gian quy định.

Lịch kiểm tra của học sinh trường Tiểu học Chu Văn An từ ngày 5 đến 8/8. Trong đó, đề kiểm tra môn Toán có cấu trúc trắc nghiệm, đề môn Tiếng Việt kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận. Để học sinh làm quen với phương thức kiểm tra trực tuyến, gần một tuần qua, giáo viên chủ nhiệm các lớp đã cho học sinh ôn tập và kiểm tra thử online.

Trên địa bàn quận Hà Đông có 42 trường tiểu học, trong đó 31 trường tiểu học công lập với gần 50.000 học sinh. Trước mắt, quận đang triển khai tới các trường tổ chức ôn tập và kiểm tra trực tuyến đối với học sinh lớp 5. Với các khối lớp 1, 2, 3, trường sẽ tổ chức kiểm tra trực tuyến dự kiến trong tuần tới dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết, các trường đang xây dựng kế hoạch, cho học sinh ôn tập để kiểm tra học kỳ II, kết thúc năm học. Khối THCS sẽ hoàn thành trước 5/8; Khối tiểu học, học sinh lớp 5 đã được ôn tập và sẽ kiểm tra trước, sau đó mới đến khối 1-4. Do dịch bệnh, học sinh nghỉ hè kéo dài từ tháng 5 đến nay nên đề kiểm tra ở dạng cơ bản, không đánh đố.

Việc kiểm tra trực tuyến sẽ gặp khó khăn nhưng do dịch bệnh kéo dài nên đây là phương án phù hợp nhất ở thời điểm hiện tại. Với học sinh không có điều kiện về máy tính, các trường sẽ tính phương án khác.

Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cũng nhấn mạnh: “Chất lượng kỳ kiểm tra trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp, giám sát của phụ huynh. Vì vậy, trước khi tổ chức kiểm tra chính thức, các trường sẽ cho học sinh ôn tập và kiểm tra thử để phụ huynh nắm rõ cách làm. Đối với một số phụ huynh không đồng thuận, các trường sẽ không bắt buộc. Những trường hợp này, quận đã tính tới phương án tổ chức kiểm tra trực tiếp khi học sinh quay trở lại trường học”.

Tại huyện Mê Linh, cách đây 1 tháng, các trường đã rà soát điều kiện của học sinh và kết quả cho thấy, đa số các em có đủ thiết bị để có thể kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Các trường đã lên phương án chia 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, đa số học sinh được ôn tập, kiểm tra; Những em còn lại (vì ở quê, vì không có thiết bị) sẽ được trường hỗ trợ để kiểm tra đợt 2.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh chia sẻ: “Khi kiểm tra ở nhà có thể sẽ xảy ra gian lận như phụ huynh hỗ trợ con làm bài để đạt kết quả cao. Tuy nhiên, trước khi kiểm tra, nhà trường yêu cầu họp phụ huynh và quán triệt tinh thần nghiêm túc. Nếu bài kiểm tra có điểm không thực chất, giáo viên, nhà trường báo cáo để có phương án kiểm tra lại hoặc có bài kiểm tra phụ. Phòng và trường không lấy một bài kiểm tra để đánh giá cả quá trình học tập của học sinh”.

Đọc thêm

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Xem thêm