Tag

Gạo Việt Nam sẽ trụ vững với phân khúc chất lượng cao

Kinh tế 09/03/2025 20:18
aa
Bất chấp tác động tiêu cực từ sự gia tăng đột biến của nguồn cung gạo chất lượng thấp đầu năm 2025, dự báo giá lúa gạo Việt Nam sẽ tăng trở lại bởi chúng ta có phân khúc riêng là lúa gạo chất lượng cao (chiếm 80% sản lượng xuất khẩu), không cạnh tranh nhiều với phân khúc gạo chất lượng thấp.
Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gạo thương hiệu "Cơm Việt Nam Rice" sang Châu Âu Phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo Đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững
Phó Thủ tướng: Trong tháng 3/2025 phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng: Trong tháng 3/2025 phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Dự báo giá lúa gạo sẽ tăng trở lại

Đầu năm 2025, nguồn cung cho thị trường lúa gạo thế giới tăng kỷ lục, đạt 532,7 triệu tấn (theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tháng 2/2025), khi Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, tạo sức ép mạnh mẽ với các nhà xuất khẩu khác như Việt Nam, Thái Lan, nhất là ở phân khúc chất lượng thấp.

Bên cạnh đó, yêu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ về phát triển bền vững, giảm phát thải và truy xuất nguồn gốc đòi hỏi ngành lúa gạo phải chuyển đổi mạnh mẽ từ sản xuất truyền thống sang sản xuất xanh, thông minh.

Thực tế trên đã gây sức ép không nhỏ đến ngành lúa gạo Việt Nam ngay từ đầu năm 2025, khi ước kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 1,1 triệu tấn (tăng 5,9%), giá trị đạt 613 triệu USD (giảm 13%).

Cơ cấu xuất khẩu gạo Việt Nam: Gạo trắng (tỷ trọng khoảng 71%, giá trung bình 523 - 540 USD/tấn) chủ yếu xuất khẩu sang Philippines, Indonesia, và châu Phi; Gạo thơm như Jasmine, Đài Thơm, ST24, ST25 (tỷ trọng 19%, giá 640-700 USD/tấn), chủ yếu xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Nhật Bản. Gạo nếp (chiếm 6%) xuất khẩu sang Trung Quốc, Philippines, và một số nước Đông Nam Á khác. Gạo Japonica và gạo đặc sản khác (tỷ trọng 4%) chủ yếu tiêu thụ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường cao cấp khác.

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, do 80% gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao nên mức độ ảnh hưởng về giá do gạo của Ấn Độ quay trở lại thị trường (chủ yếu là chất lượng thấp) chỉ là tạm thời.

Mặt khác, nguồn cung nội địa hạn chế (sản lượng 2025 giảm còn 43,14 triệu tấn do hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL) khiến Việt Nam không rơi vào tình trạng bán tháo, giảm áp lực giá trong ngắn hạn. Nhu cầu từ Trung Quốc (5-6 triệu tấn/năm) và Philippines (4,5-4,7 triệu tấn) dự kiến tăng từ quý II/2025 cũng là yếu tố hỗ trợ giá gạo Việt Nam phục hồi.

Ông Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ông Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tại hội nghị về sản xuất, thị trường lúa gạo, ngày 7/3, tổ chức ở TP. Cần Thơ, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết tình hình tiêu thụ lúa ở địa phương vẫn diễn biến như kỳ vọng, nông dân trồng lúa thơm và lúa đặc sản như ST25 được doanh nghiệp, thương lái mua cao hơn cùng kỳ.

Ông Trần Tấn Đức, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) Năm nay các DN không có hợp đồng gối đầu, tình hình thị trường lúa gạo hiện nay là bình thường theo cung cầu thị trường lúa gạo thế giới. Dự báo trong thời gian tới, giá lúa gạo sẽ tăng dần trở lại.

Còn ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, năm 2023 Việt Nam xuất khẩu trên 8 triệu tấn, năm 2024 đạt khoảng 9 triệu tấn. Điều này khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm kiếm thị trường, lượng lúa hàng hóa sản xuất ra nên không lo ngại vấn đề tiêu thụ.

Ông Lê Thanh Tùng thông tin thêm, việc tăng hay giảm không phải là việc thiếu hụt gạo hoặc quá dư thừa mà là những tình huống về mặt mùa vụ của khu vực. Những tháng đầu năm, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang rất tích cực mua.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đẩy mạnh mua trữ, chống bán tháo

Trao đổi về các giải pháp để chặn đà giảm, giữ ổn định và kéo giá gạo tăng trở lại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rẳng, thứ nhất là cần tính toán giải pháp cho câu chuyện nâng cao năng lực hệ thống kho chứa để thu mua tích trữ trong lúc cao điểm.

Thứ hai, là hạn ngạch cho vay để doanh nghiệp thu mua dự trữ hiện đang ngắn, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước và các doanh nghiệp cần làm rõ thêm nhu cầu nguồn vốn tín dụng để đáp ứng năng lực dự trữ hiện tại.

Thứ ba là các địa phương phải tăng cường thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thời điểm khó khăn để ép giá nông dân.

Thứ tư là để ổn định thị trường về lâu dài, các doanh nghiệp xuất khẩu đầu mối phải có chuỗi liên kết với bà con nông dân, từ việc sản xuất đến thu mua, xay xát, chế biến, xuất khẩu. Tức là hình thành các chuỗi, doanh nghiệp phải có quy mô lớn, đảm bảo năng lực về vốn, hệ thống kho lưu trữ, có hệ thống “cánh tay nối dài” là các hợp tác xã để thu mua, vận chuyển.

Ông Nguyễn Ngọc Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét tăng hạn mức, kéo dài thời gian cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vay mua gạo để dự trữhạn chế bán ra ồ ạt như hiện nay. Bộ Công thương kích hoạt giá sàn gạo xuất khẩu với mức 500 USD/tấn. Bộ Tài chính tháo gỡ vướng mắc trong hoàn thuế giá trị gia tăng.

"Khi có tài chính ổn, doanh nghiệp và nông dân tự tin giữ hàng lại nếu thấy thị trường không tốt. Việc giữ lại kho nông dân, kho cung ứng, kho xuất khẩu... cùng nhau giữ hàng như vậy giúp phần nào ngăn chặn việc giảm giá, thậm chí kéo giá tăng", ông Nguyễn Ngọc Nam chia sẻ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn ông Lê Thanh Tùng cho rằng phải đẩy mạnh cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về tình hình sản xuất, thời tiết mùa vụ, thị trường lúa gạo trong nước và thế giới tới các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân.

Đồng tình với các ý kiến trên, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An khẳng định, gạo Việt Nam có phân khúc riêng, chúng ta không sợ Ấn Độ xả gạo, đừng lo lúa gạo Việt Nam có bán được hay không.

Ông nhấn mạnh, cốt lõi nhất là liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thì lúa gạo Việt Nam sẽ không còn tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" như hiện nay khi người dân yên tâm sản xuất vì đã được bao tiêu đầu ra với giá cả ổn định, ngân hàng thì sẵn sàng giải ngân.

Theo ông, lời giải cho bài toán này đã có, đó là Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030," được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023.

"Sóc Trăng sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống lúa, tập trung vào nhóm giống đặc sản, lúa thơm. Sau khi thí điểm thành công ở huyện Long Phú, Sóc Trăng mạnh dạn nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Toàn bộ diện tích trồng lúa trong đề án này đều làm giống lúa thơm ST25, có doanh nghiệp tiêu thụ, giá cả đảm bảo nông dân có lời", ông Vương Quốc Nam cho biết.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, với vai trò quản lý nhà nước, Bộ cam kết đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến xuất khẩu gạo để sớm tháo nút thắt cho mặt hàng này. Được biết, Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trồng lúa như tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống (như Philippines, Indonesia, Trung Quốc), cũng như tiềm năng; theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại lúa gạo toàn cầu và các thị trường truyền thống, cũng như của các đối thủ cạnh tranh để kịp thời có giải pháp phù hợp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng thông tin thêm, ngay đầu năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01 sửa đổi Nghị định 107 ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong đó, quy định trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho theo từng chủng loại cụ thể hàng tháng cho Bộ Công thương, Sở Công thương nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho, có cơ sở xay, xát hoặc chế biến thóc, gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chủ động điều hành sản xuất lúa gạo khi có biến động của thị trường xuất khẩu

Kết luận tại hội nghị về sản xuất, thị trường lúa gạo, ngày 7/3, tổ chức ở TP. Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Thời gian qua phản ứng chính sách đối với diễn biến thị trường lúa gạo là khá kịp thời với nhiều chỉ đạo quyết liệt, cụ thể đối với vấn đề này. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp về diễn biến thời tiết, hoạt động sản xuất, xuất khẩu trên thị trường thế giới còn là điểm yếu.

Qua phân tích và dự báo, đánh giá về nhu cầu gạo trên thế giới cho thấy triển vọng tốt đối với lúa gạo Việt Nam, có thương hiệu, phân khúc riêng.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình thị trường lúa gạo trong nước khi phân khúc lúa gạo chất lượng cao (chiếm 80% sản lượng xuất khẩu), vẫn ổn định về giá cả, do không cạnh tranh nhiều với Ấn Độ và Thái Lan ở phân khúc gạo chất lượng thấp; khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện về hoạt động sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, bao gồm diễn biến thời tiết, dự báo thị trường, kỹ thuật canh tác, hoạt động chỉ đạo điều hành; đồng thời quy định trách nhiệm cung cấp, quyền tiếp cận thông tin của các chủ thể liên quan; "đặt hàng" nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế để phục vụ quản lý nhà nước về thị trường lúa gạo.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo khẩn trương hoàn thiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp bao gồm các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia Đề án, phương pháp tính toán tín chỉ carbon… Các địa phương bám sát Luật Đất đai, các nghị định về đất nông nghiệp, hỗ trợ nông nghiệp, rà soát, có tiêu chí lựa chọn các vùng sản xuất lúa lớn để triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, chuẩn bị và đề xuất gói chính sách đi kèm.

"Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần xem xét, quy hoạch lại mùa vụ, diện tích sản xuất lúa gạo theo hướng chủ động hạ tầng thuỷ lợi, giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu…", Phó Thủ tướng nói và lưu ý mọi chính sách cho ngành lúa gạo phải dựa trên tiêu chí liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu lúa gạo quốc gia mạnh mẽ, đăng ký bản quyền, chỉ dẫn địa lý, để phục vụ xúc tiến thương mại, mở thêm các thị trường mới; phát triển thương mại điện tử cho ngành hàng lúa gạo…

Phó Thủ tướng đề nghị, Ngân hàng Nhà nước ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thời hạn, hạn mức vay, điều kiện vay vốn và giải ngân; nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động lưu trữ, chế biến, vận chuyển, xuất khẩu lúa gạo.

Đọc thêm

Lô PM3 CAA - biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển Doanh nghiệp

Lô PM3 CAA - biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
Phát triển kinh tế tư nhân, bừng sáng khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng tự cường Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, bừng sáng khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng tự cường

TTTĐ - Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra những định hướng chiến lược sâu sắc, tiếp nối tư duy đổi mới nhất quán và tầm nhìn xuyên suốt của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập, tự chủ, tự cường và hội nhập sâu rộng. Từ nền tảng 40 năm đổi mới, bài viết đã khẳng định kinh tế tư nhân là một trong những động lực đột phá, mở ra kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần định hình tương lai của nền kinh tế nước nhà.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Hai bên cần nhau Kinh tế

Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Hai bên cần nhau

Việt Nam không đòi hỏi đặc quyền, mà chỉ mong muốn một cách tiếp cận công bằng, dựa trên hiểu biết thực chất và tinh thần đối tác chiến lược. Nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ bổ sung cho nhau, không cạnh tranh với nhau.
Sứ mệnh mới của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam Doanh nghiệp

Sứ mệnh mới của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Chiều 9/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã dự lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao Lao động - Việc làm

Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Ngày hội việc làm, ký kết thỏa thuận hợp tác. Ngày hội việc làm góp phần tạo cầu nối 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo mối quan hệ trao đổi thông tin lâu dài giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã Kinh tế

Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương hỗ trợ vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Prudential chi trả 14.304 tỉ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm Doanh nghiệp

Prudential chi trả 14.304 tỉ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm

TTTĐ - Năm 2024, Prudential Việt Nam duy trì nền tảng tài chính ổn định, chất lượng kênh phân phối, nâng tầm trải nghiệm khách hàng và phát triển nguồn nhân lực
Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation" Doanh nghiệp

Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation"

TTTĐ - Năm 2025, Thiên Long đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ với tầm nhìn "Glocalisation", mở rộng thị trường quốc tế và sẵn sàng bứt phá trong thập kỷ mới trên nền tảng dẫn đầu ngành văn phòng phẩm Việt Nam, theo thông tin từ Báo cáo thường niên 2024 của tập đoàn này.
Xem thêm