Gần nửa con sông trên thế giới bị ô nhiễm dược phẩm nghiêm trọng
Tìm kiếm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm các con sông nội đô |
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 23 thành phần hoạt tính vượt quá nồng độ “an toàn”, bao gồm cả những thành phần trong thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, chất kích thích, benzos và thuốc giảm đau, ở 43,5% trong số 1.052 mẫu nước được thu thập ở 104 quốc gia.
Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Environmental Toxicology and Chemistry. Theo đồng tác giả của nghiên cứu, Alejandra Bouzas-Monroy, tại Đại học York, Anh, thì các phát hiện này cho thấy tỷ lệ rất cao các con sông trên thế giới đang bị đe dọa do ô nhiễm dược phẩm.
Tiến sĩ John Wilkinson, trưởng nhóm dự án nghiên cứu, chia sẻ: “Chúng tôi biết hơn hai thập kỷ qua, các chất hóa dược phẩm đã xâm nhập vào môi trường nước, ảnh hưởng đến môi trường sinh học của các sinh vật sống”.
“Thông qua dự án này, kiến thức của chúng tôi về việc phân bổ các chất hóa dược phẩm vào môi trường nước trên toàn cầu được nâng cao đáng kể. Nghiên cứu này cũng trình bày dữ liệu từ nhiều quốc gia trên thế giới hơn so với toàn bộ các nghiên cứu trước đây”, Tiến sĩ Wilkinson nói.
![]() |
Ảnh minh họa: New York Post |
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), dược phẩm có mặt ở sông, hồ và suối theo một số cách như từ các cơ sở sản xuất dược phẩm thải ra, các trang trại, nơi vật nuôi thường xuyên được cho dùng thuốc để ngăn ngừa bệnh tật và những người đào thải các loại thuốc mà cơ thể họ không chuyển hóa.
Trước đó, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu lớn đầu tiên về chủ đề này vào năm 2002 và phát hiện ra 7 hóa chất khác nhau trong ít nhất một nửa số dòng sông được thử nghiệm; 34% dòng sông có chứa 10 hoặc nhiều hơn các chất kể trên.
Vào năm 2019, USGS cũng đã kiểm tra 1.120 giếng và suối trên khắp nước Mỹ, nơi các loại thuốc như carbamazepine (thuốc chống co giật), sulfamethoxazole (thuốc kháng sinh), meprobamate (thuốc an thần) và hydrocortisone (thuốc kháng histamine) được tìm thấy nhiều nhất.
Năm 2008, hãng thông tấn AP đã tiến hành cuộc điều tra riêng của họ về nguồn nước uống từ 24 nhà cung cấp nước lớn ở đô thị và cũng tìm thấy dấu vết của nhiều loại thuốc kê đơn.
Các nhà khoa học hiện chưa chắc chắn hậu quả sức khỏe trong việc tiếp xúc lâu dài với các loại thuốc ở mức độ thấp có thể là gì. Tuy nhiên, nạn nhân đầu tiên là cá và các sinh vật sống dưới nước. Các quá trình sinh học của chúng có thể bị gián đoạn bởi lượng lớn thuốc của con người thải ra.
Mặt khác, sự dư thừa của kháng sinh trong môi trường cũng là mối quan tâm nổi bật của các nhà khoa học. Họ cảnh báo điều này góp phần vào việc hình thành một "siêu vi khuẩn" kháng kháng sinh. Theo Liên hợp quốc, sự gia tăng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, có thể giết chết 10 triệu người vào năm 2050”.
Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận: “Nhìn chung, kết quả cho thấy ô nhiễm hoạt chất dược phẩm là một vấn đề toàn cầu. Công việc cấp thiết giảm nồng độ ô nhiễm xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng
