Tag
Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội

Giáo dục 28/09/2024 11:18
aa
TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học khoa Chính trị học 30 năm xây dựng và phát triển diễn ra sáng 28/9, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều ý kiến tham góp thiết thực, ý nghĩa của các, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân được đảm bảo an toàn Tự hào hành trình 30 năm khẳng định trách nhiệm, vị thế

Hội thảo này cũng là dịp để các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong khoa ôn lại lịch sử 30 năm qua, đồng thời bày tỏ tri ân các thế hệ đi trước, giáo dục truyền thống tự hào cho thế hệ hiện tại và xác định hướng đi cho tương lai.

Góp phần vào thành tích vẻ vang của toàn trường

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng phấn đấu của các thế hệ cán bộ giảng viên, học viên, sinh viên trong khoa, đến nay khoa Chính trị học đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

tặng hoa chúc mừng khoa Chính trị học
Lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng hoa chúc mừng khoa Chính trị học

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS Dương Thị Thục Anh, Phó trưởng khoa Chính trị học cho biết: Năm 1994, khoa Chính trị học được thành lập.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, khoa đã khẳng định tầm vóc, vị thế với những đóng góp tích cực vào thực hiện thành công các mục tiêu trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thời kỳ đổi mới, cũng như đối với nền khoa học chính trị nước nhà.

“Với chủ đề: “Khoa Chính trị học - 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”, hội thảo vừa là dịp để các thế hệ cán bộ, nhà giáo và học viên, sinh viên khoa Chính trị học gặp gỡ và nhìn lại chặng đường phát triển 30 năm đầy tự hào của ngôi nhà Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đây cũng là diễn đàn khoa học để các vị đại biểu, nhà khoa học cùng đánh giá, tổng kết về quá trình xây dựng và phát triển của khoa, về cả những mặt thành công, vấn đề còn tồn tại, đồng thời gợi mở những định hướng, giải pháp tạo đột phá và phát triển vững chắc cho khoa trong thời gian tới”, TS. Dương Thị Thục Anh cho hay.

Đội ngũ cán bộ khoa phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ giảng viên từ Khoa phát triển, trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Học viện, lãnh đạo các cơ quan Trung ương. Hiện nay, 100% giảng viên của khoa có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó gần 50% có trình độ tiến sĩ trở lên.

Nhiều sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp ra trường đã và đang giữ trọng trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp. Đây là niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung, các thế hệ cán bộ, học viên, sinh viên khoa Chính trị học nói riêng…

“Những thành tích mà khoa Chính trị học đạt được đến nay là sự động viên, khích lệ rất lớn đối với tập thể khoa, đồng thời cũng là lời căn dặn, nhắc nhở các đồng chí phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đặc biệt với ngành Quản lý công - một chuyên ngành mới và nhiều triển vọng ở Việt Nam. Thành tích của các đồng chí cũng chính là góp phần vào thành tích chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, góp phần khẳng định thương hiệu của Học viện trong đào tạo hiện nay.

Đảng ủy, Ban Giám đốc, Hội đồng trường mong mỏi và kỳ vọng, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, phấn đấu trở thành một trong những khoa mạnh, khoa kiểu mẫu của Học viện về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện. Chúng tôi hi vọng và tin tưởng vào sự phát triển nhanh, mạnh hơn nữa của khoa trong giai đoạn tới, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của khoa, của nhà trường và toàn xã hội”, PGS.TS Phạm Minh Sơn khẳng định.

PGS.TS Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại chương trình
PGS.TS Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại chương trình

Học đi đôi với hành

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Viết Thảo - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng: Trên phạm vi cả nước, nhiều trường đại học, học viện có chương trình đào tạo các chuyên ngành thuộc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là hệ thống tri thức cơ bản.

Sứ mệnh riêng có của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học là đào tạo chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh như nền tảng tư tưởng của chính Đảng tiền phong và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, cho con đường phát triển đất nước hiện nay.

phát biểu tại chương trình
PGS.TS Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Phụ trách khoa Chính trị học phát biểu tại chương trình

Cả nước có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học nhưng đối với Học viện, nghiên cứu khoa học trước hết và chủ yếu là nghiên cứu lý luận, trong đó có nghiên cứu kinh điển; nghiên cứu đường lối, quan điểm của Đảng; nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn của phong trào cộng sản, công nhân và phong trào cách mạng thế giới; nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới; nghiên cứu các học thuyết phát triển hiện đại…

Mục đích đào tạo và học tập của Học viện cũng rất đặc thù, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và Nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Bởi vậy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải thực hành phương châm mang ý nghĩa sống còn là học đi đôi với hành, gắn lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội.

Chương trình, nội dung đào tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải đảm bảo đồng bộ các yêu cầu: Cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại; chú trọng giáo dục khoa học và nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp đào tạo chuyên môn với rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong và năng lực làm việc trong môi trường quốc tế...

phát biểu tại
TS Dương Thị Thục Anh, Phó trưởng khoa Chính trị học phát biểu tại chương trình

Đào tạo những gì xã hội cần

Phát biểu tham luận, PGS.TS Lưu Văn Quảng - Viện trưởng Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho hay: Sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất, mà còn lan rộng đến hầu hết các khía cạnh khác của đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, văn hóa, giáo dục và chính trị.

Trong lĩnh vực này, cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi căn bản cách thức quyền lực được thực thi và kiểm soát. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho việc quản lý Nhà nước trở nên minh bạch hơn nhưng tạo ra những thách thức mới về bảo mật và quyền tự do cá nhân. Công nghệ cũng thay đổi cách thức mà các quá trình dân chủ diễn ra, từ việc bỏ phiếu trực tuyến đến các phong trào xã hội trên mạng, đồng thời đặt ra những câu hỏi quan trọng về quyền tự do ngôn luận và tính minh bạch trong quản lý thông tin.

Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo
Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, đóng góp về các nội dung: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về 30 năm xây dựng và phát triển của khoa Chính trị học; thực trạng 30 năm xây dựng và phát triển, đánh giá những mặt thành tựu, hạn chế, phân tích nguyên nhân, từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra.

Các đại biểu cũng đề xuất một số phương hướng, giải pháp và khuyến nghị cho chặng đường phát triển của khoa Chính trị trong thời gian tới...

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chiều, Trưởng khoa Khoa học chính trị, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, về đào tạo chính trị học, việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng đào tạo những gì xã hội cần và tăng cường tính thực tiễn, tính ứng dụng, tính thực hành của chính trị học rất cần thiết.

Hiện nay, việc xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra của nhiều chương trình đào tạo Chính trị học còn rất chung chung. Do vậy, việc đầu tiên là cần phải có sự thống nhất nhất định các loại và các cấp độ chuẩn đầu ra của ngành này. Trên cơ sở đó, tuỳ vào triết lý giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn và điều kiện đảm bảo chất lượng, các trường có thể lựa chọn các chuẩn đầu ra phù hợp.

Vậy nên, PGS.TS Nguyễn Văn Chiều cho rằng, chương trình đào tạo phải tăng cường hơn nữa những nội dung có liên quan đến hoạt động của hệ thống chính trị. Với nhận thức, tri thức chính trị học rất sang nhưng không phải để trang điểm mà là để ứng dụng. Vì thế, trong chương trình đào tạo cần có những học phần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, trách nhiệm xã hội để có thể vận dụng được vào quá trình hoạch định – thực thi – đánh giá – điều chỉnh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đọc thêm

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp Giáo dục

Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp

TTTĐ - Năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên.
Xem thêm