FDI góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô
![]() |
Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Sau 30 năm thu hút FDI, khu vực kinh tế có vốn FDI - với ưu thế tiềm lực về vốn, công nghệ đã góp phần đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Có thể nói, khu vực này đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên cả góc độ đóng góp cho tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, góp phần gia tăng đầu tư xã hội, tăng trưởng GDP. Đồng thời, đóng góp cơ bản trong tỷ trọng gia tăng nhanh giá trị xuất khẩu, tạo hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất – kinh doanh và quản lý đối với các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, chính khu vực FDI đã tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong từng ngành, làm động lực cho các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng tạo thêm việc làm ổn định và đào tạo kỹ năng cho người lao động, đồng thời tác động mạnh tới sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành của 3 lĩnh vực (công nghiệp – xây dựng; thương mại – dịch vụ; nông nghiệp), góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước, xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước phục vụ nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Khu vực FDI cũng góp phần xây dựng đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại với các công trình thương mại, dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng đã đóng góp tích cực cho ngân sách Thành phố. Số thu ngân sách đã tăng dần đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 12-13% so với tổng số thu trên địa bàn toàn thành phố.
Có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp FDI với công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh và trình độ quản lý cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong nước đã là một kênh chuyển giao công nghệ đặc biệt quan trọng so với các hình thức, kênh chuyển gia công nghệ chính thức khác. Qua hợp tác của các dự án FDI, thời gian qua, Hà Nội đã tiếp nhận được một số công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, điện tử công nghiệp sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô, hóa chất, xây dựng…
Với lợi thế về thiết bị và kỹ thuật khá hiện đại, có thị trường ổn định lại được khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, khối công nghiệp FDI có xu hướng tăng trưởng nhanh so với các khối khác. Bắt đầu từ năm 2006, khối công nghiệp FDI đã vượt qua khối doanh nghiệp nhà nước và dân doanh để dẫn đầu về giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp Hà Nội. Hết năm 2010, cơ cấu công nghiệp Hà Nội theo ba khối FDI – dân doanh – nhà nước với tỷ trọng lần lượt là 43,6% - 33,6% - 22,8%.
Với những đóng góp to lớn của FDI trong 30 năm qua thì có thể nói rằng khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của Thủ đô Hà Nội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt
