Tag

Eximbank tiếp tục hoãn Đại hội đồng cổ đồng vì Covid-19

Kinh tế 15/07/2021 19:24
aa
TTTĐ - Hai cuộc họp Đại hội đồng cổ đông dự kiến tổ chức trong 2 ngày 29-30/7 tới đây của Eximbank sẽ không được tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Cuộc chiến vương quyền” tại Eximbank vẫn chưa kết thúc Hé lộ nguyên nhân Chủ tịch và 5 thành viên HĐQT Eximbank bị xử phạt

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) vừa thông báo về việc hoãn Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần thứ 2 và Đại hội đồng cổ đông bất thường do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trước đó, Eximbank dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần thứ 2 vào ngày 29/7/2021 và Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 30/7/2021.

Hội đồng quản trị Eximbank cho biết sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông ngay khi được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của cổ đông.

Eximbank tiếp tục hoãn Đại hội đồng cổ đồng vì Covid-19
Đại hội đồng cổ đông của Eximbank vẫn chưa thể diễn ra sau nhiều lần trì hoãn

Được biết, nội dung chính của phiên họp cổ đông bất thường của Eximbank là xem xét kiến nghị, yêu cầu của nhóm cổ đông về việc quyết định miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo đó, nhóm cổ đông gồm: Công ty Cổ phần Rồng Ngọc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios, Công ty Cổ phần Thắng Phương, cổ đông Thái Thị Mỹ Sang, cổ đông Lưu Như Trân nắm giữ 10,36% vốn đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020 gồm Chủ tịch Yasuhiro Saitoh cùng các thành viên: ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng.

Trước yêu cầu của nhóm cổ đông, Eximbank cho biết nhiệm kỳ 2015-2020 của ngân hàng đã kết thúc, Ngân hàng Nhà nước ngày 26/4 đã chấp thuận nhân sự dự kiến Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2025.

Tuy nhiên, các lần tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 đều không thành công. Trong khi đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra ngày 27/4/2021 vừa qua cũng không đủ điều kiện tiến hành nên Eximbank chưa bầu được thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới và các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020 vẫn phải tiếp tục đảm nhiệm công việc cho đến khi ban lãnh đạo mới được bầu.

Do đó, Hội đồng quản trị Eximbank cho rằng, việc nhóm cổ đông đề xuất bỏ phiếu miễn nhiệm với thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020 trong khi chưa tiến hành bầu các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới là không hợp lý. Vì theo quy định pháp luật, Eximbank phải đảm bảo đủ số lượng tối thiểu nhân sự thành viên Hội đồng quản trị nhằm thực hiện vai trò quản trị, điều hành vào mọi thời điểm.

Vì vậy, để ổn định tình hình hoạt động của Eximbank, Hội đồng quản trị mong các cổ đông đồng thuận, thống nhất và có tiếng nói chung để có thể tổ chức thành công đại hội và bầu được Hội đồng quản trị cho nhiệm kỳ mới trong thời gian sớm. Tuy nhiên, Eximbank cho biết vẫn tổ chức họp bất thường nhằm tôn trọng quyền của cổ đông phù hợp theo quy định pháp luật.

Vấn đề tranh chấp giữa các nhóm cổ đông, dẫn đến không thống nhất được tỷ lệ khiến các cuộc Đại hội đồng cổ đồng của Eximbank không thành công. Điều này cũng khiến kế hoạch kinh doanh năm 2020 và 2021 của nhà băng không thể thông qua, như vậy, chẳng khác nào ngân hàng này đang lâm vào tình cảnh mất phương hướng kinh doanh.

Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, Eximbank ghi lợi nhuận trước và sau thuế chỉ còn hơn 214 tỷ đồng và hơn 172 tỷ đồng, đều giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với kế hoạch lãi trước thuế 2.150 tỷ đồng được đề xuất cho cả năm 2021, thì ngân hàng này mới thực hiện được 10% sau quý đầu năm.

Tính đến cuối quý I/2021, tổng tài sản của Eximbank ghi nhận hơn 160.953 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng 105.032 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng của Eximbank tăng nhẹ 2% so với đầu năm, đạt khoảng 136.146 tỷ đồng.

Nợ xấu tính đến ngày 31/3/2021 của Eximbank tăng 9% so với đầu năm, lên mức gần 2.768 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất 77% lên mức 282 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 11% lên mức 2.098 tỷ đồng. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ từ 2,52% lên 2,63%.

Hậu Lộc

Đọc thêm

Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn Doanh nghiệp

Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn

TTTĐ - Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Petrovietnam cần kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lấy tốc độ và thời gian làm thước đo triển khai kế hoạch năm và Chiến lược phát triển Tập đoàn đến 2030, xác định khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực đột phá.
Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá Nhịp sống phương Nam

Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá

TTTĐ - Không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng, Hội nghị Tỉnh ủy Cà Mau lần thứ nhất nhấn mạnh yêu cầu phát triển phải thực chất, bền vững, đời sống người dân phải được cải thiện rõ ràng. Mọi hành động đều phải xuất phát từ thực tiễn, vì dân và mang lại kết quả cụ thể.
Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn Doanh nghiệp

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến - dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh. Để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng, EVNNPC khuyến cáo khách hàng tiêu dùng điện hợp lý.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Kinh tế

Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển

TTTĐ - Cảng biển Cà Mau sẽ được phát triển thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu công nghiệp và logistics, hướng tới cảng xanh - cảng thông minh. Đây là nội dung trọng tâm trong quy hoạch chi tiết vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, tạo tiền đề quan trọng để Cà Mau khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam Lao động - Việc làm

Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam

TTTĐ - Kinh tế nền tảng (gig economy) là một hình thái kinh tế mới nổi, phát triển nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của công nghệ số và các nền tảng kỹ thuật số trung gian.
Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc" Kinh tế

Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc"

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô Kinh tế

Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô

Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng Doanh nghiệp

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng

TTTĐ - Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu từ Thụy Điển, chính thức khánh thành Giai đoạn 2 Nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng Tetra Pak Bình Dương.
Xem thêm