Tag

EVNNPC đảm bảo công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng ứng phó với dịch bệnh Covid-19

Doanh nghiệp 23/02/2021 09:44
aa
TTTĐ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa cho biết, từ ngày 1/2/2021 đến nay, EVNNPC đã liên tục hướng dẫn các đơn vị đảm bảo công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH) trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
EVNNPC triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 EVNNPC đảm bảo cấp điện an toàn liên tục cho các trạm bơm nước phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân 2020-2021 Fitch Ratings, WB công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu của EVNNPC ở mức "BB" với triển vọng ổn định Tăng trưởng điện thương phẩm của EVNNPC đạt cao nhất trong khối các Tổng Công ty

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày 20/2/2021 vừa qua, Tổng Giám đốc EVNNPC tiếp tục có công điện gửi đến lãnh đạo 27 Công ty điện lực (CTĐL) về việc đảm bảo công tác KD&DVKH ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Tổng Công ty yêu cầu các đơn vị khi tổ chức triển khai các hoạt động KD&DVKH phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh của địa phương và chỉ đạo của Tổng Công ty. Đồng thời, các Công ty Điện lực tại 27 tỉnh thành thuộc địa bàn EVNNPC quản lý, khẩn trương triển khai một số công việc gồm: Đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình trên địa bàn, niêm yết trên website của đơn vị, trên mạng xã hội để truyền thông, hướng dẫn và vận động khách hàng thực hiện các yêu cầu về dịch vụ điện qua các kênh gián tiếp.

Tại những điểm giao dịch trực tiếp với khách hàng, các đơn vị bố trí các tấm chắn để ngăn cách CBCNV với khách hàng; CBCNV phải đeo khẩu trang và giữ đúng khoảng cách, sắp xếp ghế chờ cách nhau từ 1-2m; Bố trí nước sát khuẩn và tuân thủ đúng biện pháp an toàn để phòng, chống nhiễm dịch bệnh.

EVNNPC tiếp tục có công điện gửi đến lãnh đạo 27 Công ty điện lực (CTĐL) về việc đảm bảo công tác KD&DVKH ứng phó với dịch bệnh Covid 19
EVNNPC tiếp tục có công điện chỉ đạo đảm bảo công tác KD&DVKH ứng phó với dịch bệnh Covid-19

Khi khách hàng có yêu cầu về dịch vụ điện nằm trong khu vực phải giãn cách, cách ly phải đến hiện trường thì các đơn vị ghi nhận và hẹn khách hàng sau thời gian cách ly, giãn cách sẽ xử lý. Trường hợp yêu cầu phải xử lý ngay như: Sự cố điện, hư hỏng thiết bị đo đếm… thì phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và liên hệ với khách hàng để thực hiện việc cung cấp dịch vụ điện theo phương thức điện tử.

Về công tác thu tiền điện đối với các khu vực giãn cách, cách ly, công điện yêu cầu các đơn vị liên hệ, phối hợp với các tổ chức thu hộ tiền điện để xây dựng các tài liệu, các ấn phẩm hướng dẫn thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; Thống nhất và xây dưng các biện pháp phối hợp với các đối tác tổ chức thu tiền tại các điểm thu nhằm đảm bảo chỉ tiêu thu nộp và tuân thủ đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh của địa phương.

Niêm yết công khai tài liệu, ấn phẩm hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt trên Website, tại các điểm giao dịch của điện lực, đối tác; Thực hiện nhắn tin thông báo, hướng dẫn và vận động khách hàng cài đặt, đăng ký để thực hiện thanh toán tiền điện qua các kênh thanh toán không sử dụng tiền mặt: Trích nợ tự động qua ngân hàng, thanh toán qua smartbanking, internetbanking, UNT/UNC, tự động thanh toán qua ví điện tử... để tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Các đơn vị làm việc với UBND phường xã đề nghị phối hợp, hỗ trợ truyền thông, hướng dẫn người dân thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt và thực hiện việc niêm yết hướng dẫn trên bảng tin thông báo của tổ dân phố, thôn, xóm, UBND phường xã…

Đối với các khu vực khách hàng không có điều kiện sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, các đơn vị tính toán để bố trí thêm quầy thu tiền, phân vùng để chia nhỏ khu vực và thực hiện giãn cách, kéo dài ngày thu để tránh tụ tập đông người.

Ngoài ra, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thông báo tiền điện phát sinh, đốc nợ tiền điện theo đúng quy định; Bố trí bộ phận hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng sử dụng các kênh thanh toán không sử dụng tiền mặt; Tăng cường công tác theo dõi, kiểm soát và thực hiện các biện pháp thu hồi công nợ của khách hàng còn nợ đọng ngay sau khi các khu vực hết thời gian giãn cách, cách ly để đảm bảo chỉ tiêu thu nộp tiền điện.

Đọc thêm

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay Doanh nghiệp

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

TTTĐ - Chiều 9/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.
Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh Doanh nghiệp

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm