Dừng tuyển sinh chương trình song bằng lớp 6: Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì?
Tuyển sinh sai đối tượng, trường đại học có thể bị phạt tới 100 triệu đồng Học sinh Hà Nội bắt đầu nhận phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 |
Trước quyết định dừng đề án tuyển sinh chương trình lớp 6 sau 3 năm triển khai, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến thông tin: Vào năm 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiến hành hội nghị với các trường triển khai đề án, nghe các trường THCS tham gia đề án báo cáo quá trình triển khai thực hiện đồng thời rà soát các nhiệm vụ theo tiến trình thời gian được quy định trong đề án.
![]() |
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc dừng tuyển sinh chương trình song bằng lớp 6 từ năm học 2021 - 2022 |
Theo đó, đề án thí điểm trong 6 năm: Năm học 2018 - 2019, tuyển sinh mới lớp 6. Năm học 2019 - 2020, tuyển sinh mới lớp 6 và dạy tiếp học sinh lên lớp 7. Năm học 2020 - 2021, tuyển sinh mới lớp 6 và dạy tiếp học sinh lên lớp 7, 8.
Năm học 2021 - 2022, dạy tiếp học sinh lớp 7, 8, 9; không tuyển sinh lớp 6. Năm học 2022 - 2023, dạy tiếp học sinh lớp 8, 9. Năm học 2023 - 2024, dạy tiếp học sinh lớp 9, đánh giá toàn bộ đề án.
Thông tin về việc “đột ngột” dừng tuyển sinh chương trình song bằng khi trước đó nội dung này đã được ban hành trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Việc dừng tuyển sinh lớp 6 từ năm học 2021 - 2022 là nội dung đã được nằm trong đề án. Trong khi đó, kế hoạch tuyển sinh là kế hoạch chung. Việc dừng đề án đã được Sở GD&ĐT Hà Nội báo cáo, xin ý kiến của UBND TP và thông báo riêng.
“Từ năm học 2021 – 2022, chương trình vẫn tiếp tục được triển khai ở các lớp 7, 8, 9. Sau đó, khi kết thúc chương trình, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ đánh giá toàn bộ chương trình về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sau đó tham mưu, trình thành phố xem có tiếp tục thực hiện ở năm học 2023 - 2024 nữa không”, ông Tiến nói.
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, các trường triển khai chương trình song bằng đều đã nắm được việc triển khai theo đề án, có thể thông tin chưa kịp thời nên phụ huynh nhiều người chưa nắm được tinh thần.
“Chúng tôi rất tiếc khi thông tin đề án chưa được rộng rãi đến tất cả các bậc phụ huynh, học sinh khiến nhiều người nhầm tưởng chương trình vẫn được triển khai thường niên”, ông Phạm Xuân Tiến bày tỏ.
Kế hoạch cho học sinh lớp 9 sau khi ra trường, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, khi học xong chương trình song bằng, học sinh đảm bảo chương trình của Bộ GD&ĐT và chương trình Cambridge. Vì vậy, các em có rất nhiều lựa chọn khi vào bậc THPT, không cần băn khoăn, lo lắng khi Hà Nội chỉ có 2 trường THPT triển khai chương trình song bằng tú tài là THPT Chu Văn An và THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Đồng thời, Sở cũng đã đề xuất tăng chỉ tiêu đối với 2 trường THPT triển khai chương trình song bằng tú tài để đáp ứng yêu cầu của phụ huynh và học sinh đã tham gia chương trình song bằng THCS.
Trước đó, từ năm học 2018 - 2019, Hà Nội thí điểm chương trình đào tạo song bằng trung học cơ sở (THCS) Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường trung học cơ sở công lập gồm: THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ; THCS Thanh Xuân, quận Thanh Xuân; THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy; THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy; THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam; THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm; THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm.
7 trường này, hàng năm có chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 50 em, 2 lớp hệ song bằng. Học sinh sẽ phải trải qua vòng thi tuyển gắt gao, tỉ lệ chọi khá để cạnh tranh suất học này. Như năm ngoái, hơn 3.000 hồ sơ đăng ký dự thi, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh 7 trường là 350 em. Tuy nhiên, năm nay, Hà Nội không có thông báo tuyển sinh hệ song bằng khiến nhiều phụ huynh hụt hẫng.
Đến nay, lứa học sinh đầu tiên của hệ này sẽ tốt nghiệp trung học cơ sở. Tại bậc trung học phổ thông (THPT), năm học 2021 - 2022, Hà Nội vẫn triển khai chương trình song bằng tú tài, học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-Level) nhưng chỉ tổ chức tại hai trường THPT Chu Văn An và THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2 trường là 100 em. Hiện còn 3 lứa học sinh đang học chương trình này ở THCS.
Chương trình Cambridge giáo dục quốc tế (CIE) là chương trình chuẩn hóa giáo dục quốc tế cho học sinh phổ thông từ 5 - 19 tuổi. Chương trình chia theo các cấp với các chuẩn đầu ra và bằng cấp được công nhận ở nhiều nước trên thế giới. Ở cấp tiểu học, chuẩn đầu ra là Cambridge Primar, bậc THCS chuẩn đầu ra là Cambridge Lower Secondary và IGCSE; ở bậc THPT, học sinh sẽ nhận bằng A Level, tương đương với dự bị đại học. Bằng A Level được nhiều trường Đại học tại Mỹ, Canada và một số nước trong khu vực như Singapore công nhận. Như vậy, nếu theo hệ thống này, các học sinh vào lớp 6 ở Việt Nam bắt đầu học chương trình Cambridge Lower Secondary và sau khi kết thúc THCS thi để lấy chứng chỉ IGCSE. Khi có chứng chỉ này, học sinh học tiếp bậc THPT để lấy bằng A Level ở trong hoặc ngoài nước. Cùng với đó, học sinh vẫn có bằng tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT của Việt Nam cấp. Khi tổ chức thí điểm ở bậc THCS, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khi đó cho biết chương trình song bằng tại các trường công lập ở Hà Nội được UBND thành phố hỗ trợ kinh phí nên mức học phí phải đóng góp thấp hơn nhiều lần so với học ở trường quốc tế. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề
