Tag
Bảo vệ trẻ em trong kỷ nguyên số

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa

Muôn mặt cuộc sống 12/06/2023 09:32
aa
TTTĐ - Vừa qua, Cục Trẻ em đã tổ chức tọa đàm trực tuyến "SNET 2023 - online chuẩn, mùa hè vui", nhằm trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức giúp phụ huynh đồng hành với con sử dụng Internet an toàn trong mùa hè. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em".
Trung ương Đoàn tổ chức khai mạc hè, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em Những cạm bẫy của mạng xã hội đối với trẻ em Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ trong một ngày, một tháng...

Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian quý giá được các em mong chờ để vui chơi thoải mái và nghỉ ngơi sau những ngày tháng học hành miệt mài. Tuy nhiên, khi nghỉ hè, ở nhà trong lúc bố mẹ vẫn đi làm, trẻ có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn, đồng nghĩa với các em có thể gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng. Tọa đàm “SNET - online chuẩn, mùa hè vui" sẽ thảo luận và đưa ra các “bí kíp” giúp phụ huynh đồng hành với con an toàn trong mùa hè này.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Các diễn giả tham dự tọa đàm "SNET - online chuẩn, mùa hè vui"

Tham dự tọa đàm có các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD); Anh Lê Xuân Đức - nhà sáng tạo nội dung kênh Bố con Sâu.

Trẻ em đang sử dụng internet quá mức

Theo số liệu khảo sát của UNICEF năm 2022, 87% trẻ em từ 12 - 17 tuổi sử dụng Internet ít nhất 1 lần/ngày; 74% các em sử dụng Internet tại trường học, thời lượng sử dụng Internet từ 5 - 7h ngày (UNICEF, 2022). Trong khi đó, các khuyến cáo trước đại dịch COVID-19 nêu rõ, trẻ chỉ nên sử dụng Internet từ 2-3 giờ/ngày.

Bà Nguyễn Thị Nga cho rằng: “Trẻ sử dụng Internet quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng nghiện và trở thành “căn bệnh” khó chữa. Ngoài ra, khi lên mạng, bên cạnh lợi ích, các con rất dễ gặp rủi ro như xem hình ảnh, thông tin, nội dung độc hại, không phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, lộ bí mật đời sống riêng tư, bắt nạt trên mạng, bị lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt, vi phạm pháp luật...”.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ tại tọa đàm

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD nhấn mạnh thêm: “Trẻ em có quyền sử dụng Internet nhưng cân đối dung lượng sử dụng phù hợp để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Tối ưu hóa sự phát triển của các em là rất quan trọng. Chúng ta phải lưu tâm khi mùa hè, không phải đi học, ít sự quản lý của cha mẹ, trẻ có thể gia tăng thời lượng sử dụng Internet. Điều đó khiến trẻ em dễ gặp các bệnh về mắt, đặc biệt là cận thị, ít vận động, ít giao tiếp với bên ngoài

Chia sẻ “bí kíp” để kiểm soát thời gian sử dụng Internet với bé Sâu 8 tuổi, anh Đức cho biết ngoài thời gian dành cho học tập, bố con anh đã thoả thuận con có nửa tiếng mỗi ngày để xem các chương trình giải trí. Con sẽ được xem các chương trình này sau khi hoàn thành xong các nhiệm vụ học tập và công việc trong ngày.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
“Cả nhà cùng tuân thủ các kỷ luật và nguyên tắc thì con cũng sẽ học được nề nếp sử dụng Internet phù hợp", bố Sâu - anh Lê Xuân Đức chia sẻ

Nhất trí với phương pháp của bố Sâu, bà Nga và bà Linh đều cho rằng trẻ em có quyền tham gia và cùng thảo luận, quyết định thời gian, dung lượng sử dụng Internet. Bố mẹ nên cùng con thảo luận về thời gian biểu sử dụng Internet của con và cùng nói chuyện, phân tích, tuân thủ lịch trình sử dụng Internet.

“Chính cha mẹ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc này. Ví dụ, theo thỏa thuận thời gian ăn tối không ai sử dụng Internet thì bố mẹ cũng cần tuân thủ chứ không chỉ yêu cầu một chiều từ con cái. Trẻ con học bằng cách bắt chước nên rất cần bố mẹ làm gương cho con", Phó Cục trưởng Cục Trẻ em phân tích.

Tư duy, phân biệt đúng sai trên môi trường mạng

“Không bao giờ là quá sớm để đồng hành cùng con trên môi trường mạng và cũng không bao giờ quá muộn. Bố mẹ nên đồng hành với con càng sớm càng tốt, ngay từ khi con bắt đầu tiếp cận Internet. Nếu đã trót bỏ qua giai đoạn vàng, bố mẹ cũng có thể bắt đầu ngay hôm nay”, bà Linh đưa ra lời khuyên.

Thảo luận về một số rủi ro trẻ em hay gặp trên môi trường mạng, nhiều phụ huynh lo lắng nhất về các nội dung thông tin độc hại, thử thách nguy hiểm trên mạng, gây nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng thể chất tinh thần của trẻ.

Nói về vấn đề này bà Nguyễn Phương Linh nhận định: “Thường chúng ta nhìn những thử thách trên mạng đa phần là tiêu cực. Với nỗ lực của các cơ quan chức năng và các nền tảng, thực tế 90% thử thách đó là vô hại. Bên cạnh đó còn có các thử thách rất tích cực như: Bảo vệ môi trường, sống tích cực, vui vẻ…

Tuy nhiên, 10% thử thách nguy hiểm có thể còn xuất hiện, các bạn nhỏ chưa có kiến thức kỹ năng số, không có tư duy phản biện sẽ khó biết đâu là đúng, sai; Nội dung nào phù hợp hay nguy hiểm với bản thân mình, do vậy rất dễ bắt chước theo”.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD nhấn mạnh: “Trẻ em có quyền sử dụng Internet nhưng cân đối dung lượng sử dụng phù hợp để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần"

Bà Linh phân tích một số nguyên nhân trẻ có thể bắt chước hoặc tham gia các thử thách như vì sự tò mò, muốn trải nghiệm, áp lực cùng trang lứa, muốn nổi tiếng, tăng view, tăng like... mà chưa có sự cân nhắc suy nghĩ. Chính vì thế, việc trang bị cho trẻ em các kiến thức về tư duy phản biện rất quan trọng.

Viện trưởng MSD đưa ra lời khuyên, cha mẹ nên cho con xem các kênh phù hợp lứa tuổi, cùng con thảo luận các tình huống thử thách trên mạng xem có nên tham gia hay không. Từ đó, con sẽ tăng tư duy phản biện và phản xạ tình huống, suy nghĩ trước khi hành động.

“Hiện người dùng mạng cũng đã có tư duy phản biện tốt hơn và tích cực lên án, bài trừ các nhà sáng tạo nội dung có thông tin độc hại, không phù hợp hoặc thử thách nguy hiểm. Đây là điều rất tốt để chúng ta khuyến khích và giáo dục trẻ em có tư duy phản biện; Đồng thời khuyến khích các nhà sáng tạo nội dung đưa thông tin nhân văn, tích cực và có tính giáo dục trên mạng”, anh Đức cho biết.

Đừng để nghiện Internet trở thành “căn bệnh” khó chữa
Các diễn giả chia sẻ về an toàn trên môi trường mạng với trẻ em

Đồng thời, bố Sâu cũng lưu ý việc giáo dục cho thế hệ công dân số nhí cần theo hướng sáng tạo, vui nhộn, không giáo điều. Cha mẹ gần gũi với các bạn nhỏ sẽ mang tính giáo dục tốt hơn.

Để đồng hành và bảo vệ con an toàn trên môi trường mạng, bà Nga khẳng định, ngoài vai trò của gia đình và trẻ em, các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn đang nỗ lực hết sức để đồng hành các gia đình bảo vệ trẻ em trước những nội dung xấu độc, giảm thiểu rủi ro cho con trẻ. Các doanh nghiệp được khuyến kích thành lập, hoạt động ở Việt Nam, tuy nhiên phải chấp hành pháp luật Việt Nam.

Về việc bảo vệ trẻ em, chúng ta có Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Trẻ em… Chính phủ cũng đã ban hành một số nghị định, đặc biệt là các nghị định trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Một trong những hoạt động được đẩy mạnh gần đây là cơ quan quản lý Nhà nước đã tăng cường thanh, kiểm tra nhằm loại bỏ triệt thông tin xấu, tiêu cực liên quan đến đời sống của trẻ em. Các nội dung xấu độc không phù hợp với trẻ sẽ từng bước được loại bỏ.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Bố mẹ cần sẵn sàng học tập từ tiền hôn nhân và cả quá trình lớn lên cùng con. Gần đây, Cục Trẻ em và các cơ quan chức năng tổ chức nhiều chương trình học trực tuyến làm cha mẹ mà các gia đình nên cùng học tập. Ngoài ra, các bậc phụ huynh không đơn độc trong quá trình nuôi dạy con. Khi cần, hãy tìm kiếm tư vấn và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - đây là người bạn đồng hành 24/7, miễn phí và luôn tận tình hỗ trợ các gia đình".

Đọc thêm

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương Xã hội

Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương

TTTĐ - Lễ hội Đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một sự kiện văn hóa thu hút du khách mà còn là dịp để người Quảng xa quê hướng về cội nguồn, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh quê hương.
Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực Đô thị

Quản lý kiến trúc phù hợp với đặc điểm, đặc thù từng khu vực

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.
Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc Muôn mặt cuộc sống

Tăng thù lao cho hòa giải viên lên 400 nghìn đồng/vụ việc

TTTĐ - Chiều 2/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định một số mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô” Muôn mặt cuộc sống

Quy định xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”

TTTĐ - Chiều 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”.
20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù Muôn mặt cuộc sống

20 cơ quan được phê duyệt ô tô phục vụ nhiệm vụ đặc thù

TTTĐ - Có 20 cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được phê duyệt số lượng xe ô tô bán tải hoặc xe ô tô từ 12-16 chỗ ngồi phục vụ nhiệm vụ đặc thù (kiểm lâm; phòng, chống cháy rừng; phòng, chống dịch bệnh…)
Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền Muôn mặt cuộc sống

Tự hào đưa hàng triệu lá cờ Tổ quốc đến mọi miền

TTTĐ - Sáng 2/7, báo Người Lao động tổ chức kỷ niệm 5 năm chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” (2019 - 2024) nhằm nhìn lại những thành quả chương trình đạt được trong nửa thập kỷ, cũng như định hướng, hợp tác phát triển chương trình trên chặng đường sắp tới.
Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi Muôn mặt cuộc sống

Huyện Phú Xuyên triển khai cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi

TTTĐ - Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) triển khai cấp thẻ căn cước cho trẻ từ 0 - 6 tuổi và người từ 6 tuổi trở lên Thực hiện Luật Căn cước 2023.
Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My

TTTĐ - UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào”.
Xem thêm