Đưa hàng Việt về nông thôn: Phương pháp kích cầu tiêu dùng hiệu quả
![]() |
Để phục vụ nhân dân sắm tết Sở Công thương phối hợp với các doanh nghiệp, các huyện tổ chức đưa hàng Việt về bán ở các vùng nông thôn
Bài liên quan
Nữ doanh nhân góp sức bảo vệ thương hiệu hàng Việt
Tuổi trẻ Thủ đô đồng hành cùng hàng Việt Nam năm 2019
Bảo Minh Mart: Kích cầu tiêu dùng hàng Việt cuối năm
Tích cực quảng bá “đặc sản” du lịch Thủ đô tới khách thập phương và bạn bè quốc tế
Đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của người dân
Qua 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các địa phương trên cả nước đã tổ chức được gần 4.000 đợt bán hàng về nông thôn với sự tham gia của hơn 100.000 lượt doanh nghiệp.
Riêng tại Hà Nội, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân nông thôn, nhất là trong các dịp lễ, Tết, hằng năm, Sở Công thương Hà Nội đã chủ trì phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành khảo sát, tổ chức các điểm bán hàng phục vụ người dân tại các huyện, thị xã, các khu công nghiệp… Theo đó, Sở đã tổ chức được 254 phiên chợ Việt, 3.200 chuyến bán hàng lưu động đưa hàng Việt về nông thôn.
Điều đáng nói là, tại các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi, các mặt hàng được bày bán đều là hàng sản xuất trong nước, có nguồn gốc rõ ràng với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá kèm theo.
Hàng hóa tham gia chương trình tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn giá, quần áo, giày dép, đồ gia dụng, giấy vở học sinh… Với mẫu mã đa dạng, giá hợp lý, hàng Việt đang ngày càng được khách hàng nông thôn ưa chuộng.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông (Nguyễn Trãi, quận Hà Ðông, Hà Nội) chia sẻ: "Tham gia các chuyến bán hàng lưu động hay phiên chợ Tết, đưa hàng Tết về nông thôn, doanh nghiệp chúng tôi gần như không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Nhiều mặt hàng doanh nghiệp chỉ bán bằng giá vốn, còn kèm tặng đồ khuyến mãi.
Tuy nhiên, Co.opmart vẫn tích cực tham gia để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con, cũng mong được đưa những sản phẩm có chất lượng và giá cả phải chăng về các khu vực xa trung tâm. Ðây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn".
![]() |
Đa phần người dân các vùng nông thôn đều mong muốn có những điểm bán hàng Việt cố định chứ không đơn thuần chỉ là những kỳ tổ chức hội chợ |
Đối với người dân sống tại các vùng nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội, đa phần đều mong muốn có những điểm bán hàng Việt cố định chứ không đơn thuần chỉ là những kỳ tổ chức hội chợ. Bởi mỗi năm chỉ có vài ba phiên nên chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân.
Bà Vũ Thị Thuận (Kiêu Kị, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: "Những năm trước, mỗi dịp Tết, vợ chồng tôi phải mất một ngày để mua sắm. Ngày Tết, đường sá đông, đi lại rất vất vả. Tuy nhiên, mấy năm nay thành phố mở mô hình chợ Tết tại các huyện, giúp việc mua sắm của người dân thuận tiện hơn. Đặc biệt giá bán hợp lý, phù hợp với túi tiền của người dân, chất lượng đảm bảo nên người dân chúng tôi vô cùng phấn khởi".
Tiếp tục đưa hàng Việt về nông thôn để phục vụ nhân dân
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn có ý nghĩa lớn và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong 10 năm qua, thành phố đã tổ chức 21 chuyến bán hàng dịp Tết Nguyên đán, 29 hội chợ hàng Việt, 254 phiên chợ Việt, 3.200 chuyến bán hàng lưu động.
Chương trình có sự ủng hộ nhiệt tình của các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất, nhằm tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tại các phiên chợ, hội chợ, người dân còn được các doanh nghiệp tư vấn những thông tin cần thiết về sử dụng, bảo quản hàng hóa, cách phân biệt hàng giả... Các phiên chợ cũng góp phần tạo nên không khí vui tươi, điểm sinh hoạt thương mại ấn tượng tại vùng sâu, vùng xa.
Tuy được người dân khu vực ngoại thành đón nhận, ủng hộ nhưng thực tế qua nhiều năm, với các chương trình đưa hàng Tết về nông thôn, doanh nghiệp gần như không có hoặc có rất ít lợi nhuận do chi phí tổ chức, vận chuyển hàng hóa, bố trí nhân lực cao. Cũng vì vậy mà số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động này không còn đông đảo như trước.
Thực tế này đòi hỏi thành phố cần có các cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện và đồng hành cùng doanh nghiệp trong các chuyến bán hàng về khu vực nông thôn, ngoại thành. Về lâu dài, doanh nghiệp cần xây dựng các điểm bán hàng cố định, mở rộng mạng lưới phân phối tại khu vực này để đáp ứng nhu cầu người dân, đồng thời nắm giữ thị phần và mở rộng thị trường.
Cùng với những giải pháp thiết thực của các sở, ngành trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng số chuyến bán hàng, doanh nghiệp rất cần được tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển điểm bán cố định tại địa phương.
Bên cạnh đó, không thể thiếu sự liên kết hiệu quả giữa Hà Nội với các tỉnh, thành trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, giúp các doanh nghiệp giới thiệu, khai thác nguồn hàng đa dạng, với chất lượng và giá cả hợp lý từ các địa phương để đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội trước, trong và sau Tết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
