Tag

Du lịch Quảng Ninh và “điều kiện đủ” để vươn tầm thế giới

Du lịch 26/12/2019 11:19
aa
TTTĐ - Quảng Ninh hiện nay được xem là địa phương sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại và đẳng cấp bậc nhất cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để trở thành điểm đến tầm cỡ khu vực và đón được 50 triệu du khách như kỳ vọng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hạ tầng mới chỉ là điều kiện “cần” với du lịch Quảng Ninh.

Du lịch Quảng Ninh và “điều kiện đủ” để vươn tầm thế giới

Bài liên quan

Du lịch Quảng Ninh - còn đó những tiềm năng ẩn giấu

Chơi gì ở Quảng Ninh vào mùa đông?

Quảng Ninh phá dỡ công trình “biệt thự” xây không phép

Ưu đãi cực shock: tour Đà Nẵng - Hạ Long 3 ngày 2 đêm chưa tới 4 triệu đồng

Nghệ thuật xiếc cùng tiềm năng phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Đất rồng Quảng Ninh đã bay lên tầm cao mới

Kinh tế Quảng Ninh - bứt phá nhờ du lịch

Mấy năm gần đây, Quảng Ninh luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) dẫn đầu cả nước và đạt trên 10% mỗi năm. Nhờ những cải cách mang tính đột phá nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, nên 2 năm liên tiếp, Quảng Ninh đã giữ ngôi vị quán quân về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Không chỉ có vậy, những thành tích đột phá trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trong thời gian qua đã và đang dẫn dắt kinh tế Quảng Ninh đứng trước vận hội bứt phá ngoạn mục nhờ du lịch và đưa thành phố di sản trở thành điểm đến tầm cỡ châu lục.

Cuối năm 2018, đồng loạt các công trình giao thông trọng điểm của Quảng Ninh đi vào hoạt động, gồm: Cảng sân bay quốc tế Vân Đồn; Cảng tàu du lịch khách quốc tế chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam; Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.... Cả ba công trình đều do Tập đoàn Sun Group đầu tư, tới nay, đã và đang tiếp thêm sức mạnh cho du lịch Quảng Ninh cất cánh.

Cảng sân bay quốc tế Vân Đồn
Cảng sân bay quốc tế Vân Đồn

Theo thống kê, cả năm 2018, Quảng Ninh đón 12,2 triệu lượt du khách, trong đó 5,2 triệu lượt khách quốc tế - thành tích chỉ kém TP HCM và Hà Nội. 9 tháng năm 2019, tổng khách du lịch trên địa bàn đạt trên 11,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,1 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng 29%. Không chỉ tăng trưởng về số lượng và doanh thu, thời gian lưu trú của khách du lịch đến Quảng Ninh cũng đã thay đổi tích cực, dao động ở mức 2-3 ngày. Trong đó, khách du lịch quốc tế là 2,8 ngày, chỉ thấp hơn một số địa điểm du lịch quen thuộc như Hà Nội, TP HCM hay các địa bàn nghỉ dưỡng đặc thù ở Khánh Hòa, Phú Quốc.

Đây là số liệu đáng khích lệ, cho thấy chất lượng dịch vụ du lịch Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến. Những con số ấn tượng trên cũng đã cho thấy hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh khi chuyển từ “nâu” sang “xanh” và tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch.

Vẫn nhiều thách thức

Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch, thế mạnh về cơ sở hạ tầng mới chỉ là điều kiện cần để du lịch Quảng Ninh bứt phá và phát triển bền vững. Bởi lẽ, nếu so với các đối thủ đáng gờm trong khu vực, Quảng Ninh vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Năm 2018, Quảng Ninh đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế, nhưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn nếu so với 10 triệu lượt khách của Phuket hay Pattaya (Thái Lan) hay gần 8,5 triệu khách của Bali (Indonesia)…- những điểm đến có cùng tiềm năng, thậm chí không đa dạng loại hình trải nghiệm như Quảng Ninh.

Du lịch Quảng Ninh và “điều kiện đủ” để vươn tầm thế giới

So với các thành phố du lịch lớn trong nước như: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang…, Quảng Ninh tuy có thế mạnh cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ, song vẫn còn thiếu thốn các sản phẩm đặc thù, mang thương hiệu riêng của thành phố di sản cũng như lép vế về chất lượng dịch vụ cũng như các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, nghệ thuật bổ trợ và đồng hành với du lịch.

Nhắc đến tiềm năng du lịch Quảng Ninh, TS. Hà Bích Liên, giảng viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, cố vấn cấp cao cho hãng tàu Royal Caribbean Cruises (Mỹ) từng đánh giá: “Việc Cảng tàu khách quốc tế đầu tiên của Việt Nam tại Hạ Long (Quảng Ninh) được đưa vào sử dụng là bước tiến lớn để Việt Nam nâng cao năng lực tiếp đón du khách tàu biển vốn là đối tượng khách cao cấp, chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ có mỗi cái bến tàu thôi thì không đủ mà cần cả những sản phẩm dịch vụ cao cấp, những trung tâm mua sắm sang trọng, uy tín hay những khu vui chơi đẳng cấp tầm cỡ quốc tế để đáp ứng nhu cầu du khách…”.

Việc cơ sở hạ tầng du lịch thiếu và yếu, chưa bắt kịp xu thế, không theo được tăng trưởng, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách… vẫn được xem là hạn chế của nhiều điểm đến, chứ không riêng gì Quảng Ninh trong nhiều năm trở lại đây. Đà Nẵng là một ví dụ tiêu biểu cho mô hình thành công nhờ sản phẩm du lịch độc đáo, quy mô và ấn tượng, nhưng cũng đang cho thấy dấu hiệu chững lại vì chưa có nhiều đột phá trong những năm gần đây. Nói như ông Nguyễn Hồng Đài, Tổng Giám đốc APT Travel khách quốc tế đến Đà Nẵng nhiều nhưng lại ít chi tiêu. “Nếu không tắm biển, ăn hải sản và đến Bà Nà Hills, du khách không biết đi đâu, làm gì. Buổi tối cũng không có sản phẩm du lịch nào để kéo khách ra đường, tiêu tiền…”.

Du lịch Quảng Ninh và “điều kiện đủ” để vươn tầm thế giới

Ngay cả những trung tâm lớn như: Hà Nội, TP HCM vẫn có đột phá đáng kể về cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Theo Hiệp hội Du lịch TP HCM, số lượng tối đa du khách MICE mà thành phố có thể phục vụ mỗi lần chỉ là 800 người, trong khi đó, có những đoàn khách đến 3.000 người. Nguyên nhân là hầu như chưa một khách sạn nào có hội trường đáp ứng được yêu cầu tổ chức hội nghị lớn vài ngàn khách. Còn ở Hà Nội, tình trạng thiếu nguồn cung khách sạn đã diễn ra trong một vài năm trở lại đây, thành ra ở phân khúc khách sạn 5 sao, giá phòng bình quân không ngừng tăng.

Khó khăn thì đã nhìn thấy nhưng với Quảng Ninh, còn nhiều cơ hội để gỡ khó, bởi dư địa phát triển của tỉnh này còn quá lớn. Chỉ cần những chính sách phát triển có hoạch định bài bản, cộng thêm sự nhiệt huyết và cái tầm của những nhà đầu tư chiến lược lớn, Quảng Ninh chắc chắn sẽ làm được. Mà việc hút nhà đầu tư lớn, tạo điều kiện cho họ tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, Quảng Ninh đã làm rất tốt những năm qua.

Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Xem thêm