Tag
Huyện Nam Đàn - Nghệ An:

Dự án thu hút đầu tư “tiếp tay” cho đất tặc?

Bạn đọc 21/03/2019 14:16
aa
TTTĐ - Hàng nghìn m3 đất đã được tập kết để đắp nền dự án Nhà máy giày da xuất khẩu tại cụm công nghiệp Vân Diên huyện Nam Đàn (Nghệ An). Điều đáng bàn, đây là dự án thuộc diện thu hút đầu tư nhưng lại sử dụng nguồn gốc đất san nền không rõ ràng và hệ lụy là ngân sách nhà nước sẽ bị thất thoát một khoản tiền thuế tài nguyên không hề nhỏ.

Dự án thu hút đầu tư “tiếp tay” cho đất tặc?

Bài liên quan

Nghệ An: QL48 sạt lở, giao thông ách tắc, hàng ngàn ngôi nhà chìm trong biển nước

Thu hút đầu tư vào Nghệ An: Nhiều nhà đầu tư lớn góp mặt

Phát triển miền Tây xứ Nghệ - Bài 2: Đánh thức “Nàng công chúa ngủ quên”

Phát triển miền Tây xứ Nghệ - Bài 1: Tiềm năng và thách thức

Làm du lịch bằng... nông nghiệp

Dự án lấy “đất tặc” san nền

Trước thông tin phản ánh: Dự án Nhà máy giày dép da xuất khẩu tại cụm công nghiệp Vân Diên - một dự án nằm trong diện thu hút đầu tư của huyện Nam Đàn đang sử dụng nguồn gốc đất không rõ ràng để đắp nền, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã vào cuộc tìm hiểu và nhận thấy phản ánh trên là có cơ sở.

Chiều ngày 18/3, có mặt tại cụm công nghiệp Vân Diên, chúng tôi ghi nhận hình ảnh hàng chục xe ô tô tải lớn, nhỏ chở đất ra vào nhộn nhịp trên diện tích đất được quy hoạch xây dựng Nhà máy giày da xuất khẩu. Trên công trường, hai máy ủi san đất làm việc hết công suất. Ngay lối vào khu đất thực hiện dự án, một bảng hiệu được viết rất sơ sài. Theo quan sát của chúng tôi, thấy có rất nhiều xe tải chở đất từ các nơi để san nền dự án Nhà máy giày da xuất khẩu.

Lần theo vệt bánh xe, phải mất hơn 10km, chúng tôi mới đến được vị trí mà nguồn tin phản ánh. Cách UBND xã Nam Hưng một quãng, nằm kề liền quốc lộ 15A, nhiều xe tải đang nối đuôi nhau “ăn đất”. Kế đó, một chiếc máy múc cỡ lớn đang ngoạm những gàu đất lớn vội vã đổ vào thùng xe, hết xe này đến xe khác. Trao đổi với chúng tôi, một số lái xe cho biết: đất được chở để đắp nền dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên.

Dự án thu hút đầu tư “tiếp tay” cho đất tặc?

Sau khi ghi nhận thực tế, chúng tôi đã điện thoại cho phòng TNMT huyện Nam Đàn đồng thời trực tiếp liên hệ lãnh đạo UBND xã Nam Hưng để làm việc. Tại phòng làm việc của mình, ông NguyễnVăn Xuân – Chủ tịch UBND xã Nam Hưng huyện Nam Đàn thành thật: mấy ngày trước cũng có chuyện múc đất ở khu vực sạt lở trên đường quốc lộ 15A ở xóm Tiền Phong, chiều nay (18/3-PV) họ mới múc đất ở vị trí các anh phản ánh (xóm Đình Long 2-PV). Tôi đã cử địa chính lên nắm thông tin và đình chỉ sự việc.

Theo ông Xuân, họ lợi dụng nơi có đất để đẩy nhanh tiến độ san lấp mặt bằng. “Theo luật là sai và do sơ hở nên mới như vậy. Trách nhiệm quản lý ở đây là của địa phương”, ông Xuân thừa nhận.

Cũng tại phòng làm việc của chủ tịch UBND xã Nam Hưng, trưởng phòng TNMT huyện Nam Đàn, ông Nguyễn Thành Lâm thông tin: đất san nền dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên được đơn vị này lấy từ nhiều nơi như: mỏ đá, ở vị trí sạt lở thuộc ban quản lý dự án đường 15A tại xã Nam Hưng, tiểu đoàn 13.

Trước đó, nhận định tình hình nhu cầu đất để san nền dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên sẽ “nóng” do huyện chưa có mỏ đất; đích thân phó chủ tịch UBND huyện Nam Đàn Hồ Sỹ Hải đã chủ trì cuộc họp có sự tham gia của các xã như: Nam Hưng, Nam Thái, Khánh Sơn, Nam Nghĩa, Nam Anh để quán triệt với nội dung không có chuyện tiếp tay cho sai phạm, tiếp tai cho khai thác đất trái phép.

Ông Lâm khẳng định: Chúng tôi không bao che, sẽ kiên quyết chấm dứt tình trạng khai thác đất trái phép bán cho dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên. Còn chủ tịch UBND xã Nam Hưng Nguyễn Văn Xuân chắc nịch: đất trên địa bàn là tôi quản lý, tôi kiên quyết dẹp, không dẹp được thì tôi xin bị kỷ luật.

Ai chống lưng?

Dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên được quy hoạch hơn 80ha, nằm tại cụm công nghiệp Vân Diên huyện Nam Đàn do công ty TNHH Đỉnh Vàng đầu tư với tổng vốn hơn 280 tỷ đồng. Đây là dự án nằm trong tốp thu hút đầu tư của tỉnh nhưng sử dụng nguồn gốc đất không rõ ràng để san nền đang làm dấy lên nhiều băn khoăn.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An từng khẳng định: không có thu hút đầu tư bằng mọi giá. Đó là tinh thần, chủ trương hoàn toàn đúng. Thế nhưng, tại dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên, việc sử dụng đất trôi nổi, đất không rõ ràng, đất chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì có chấp nhận được. Chưa kể, trong quá trình tìm hiểu để có bài viết này, chúng tôi ghi nhận được thực tế hàng loạt xe chở đất rầm rộ về san nền dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên có dấu hiệu quá tải nhưng không thấy bóng dáng lực lượng chức năng?!

Dự án thu hút đầu tư “tiếp tay” cho đất tặc?

Theo quy định, một dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất để san nền làm mặt bằng thì nguồn gốc đất sẽ được xác định lấy ở đâu, đơn giá như thế nào. Việc dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên lấy “đất tặc” san nền đồng nghĩa với một khoản ngân sách thuế đất đang bị thất thu. Chưa kể, sẽ làm dấy lên tình trạng các xã có đất dư thừa tự ý bán cho đơn vị này để san nền gây nên tình trạng lộn xộn, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi: thực trạng dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên lấy đất trôi nổi, không rõ nguồn gốc có phải là tiếp tay cho nạn “đất tặc” hoành hành, ông Nguyễn Thành Lâm - Trưởng phòng TNMT huyện Nam Đàn cho hay: "Tôi không biết, nguồn gốc đất lấy ở đâu không biết. Cái này các anh xuống UBND tỉnh mà hỏi. Nếu lấy đất trộm mà chúng tôi bắt được thì sẽ lập biên bản và xử lý đến cùng."

Một nguồn tin của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết: các xe tải “ăn đất chui” cũng hoạt động hết công suất để cung cấp đất cho dự án nhà máy giày da xuất khẩu ở Vân Diên san nền. Sở dĩ doanh nghiệp lấy đất không rõ ràng để san nền dự án nhà máy này là do có cán bộ to ở huyện Nam Đàn chống lưng? Cơ quan chức năng có làm ngơ hay tiếp tay cho “đất tặc” lộng hành?

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin...

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm