Tag

Dự án Lạc Việt: “Mập mờ” nguồn gốc cát san lấp mặt bằng

Bất động sản 12/04/2019 10:56
aa
TTTĐ - Dù khẳng định luôn tuân thủ theo đúng quy định pháp luật hiện hành, nhưng chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt vẫn không thể đưa ra những bằng chứng chứng minh nguồn gốc cát của mình.

Dự án Lạc Việt: “Mập mờ” nguồn gốc cát san lấp mặt bằng

Đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư dự án Lạc Việt vẫn chưa chứng minh được nguồn gốc của số lượng cát dùng để san lấp mặt bằng

Bài liên quan

DRH Holdings dùng cát mặn san lấp mặt bằng dự án Lạc Việt... Bài 2: Được phép hay "cố tình" hiểu sai?

Bình Thuận: DRH Holdings sử dụng cát mặn để san lấp mặt bằng tại dự án Lạc Việt

Khẳng định “đúng”?

Liên quan đến việc sử dụng cát mặn để san lấp mặt bằng tại dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt (gọi tắt là dự án Lạc Việt - xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), mới đây, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Danh Việt (Công ty Danh Việt), chủ đầu tư dự án đã có những phản hồi đến PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Theo phía chủ đầu tư, nhằm mục đích tuân thủ quy định pháp luật hiện hành cũng như đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện dự án Lạc Việt, Công ty Danh Việt đã giao kết các hợp đồng san lấp mặt bằng với những nhà thầu chuyên nghiệp tại địa phương. Do đó, trách nhiệm kiểm tra, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ của khối lượng cát cung cấp cho quá trình san lấp sẽ thuộc về những nhà thầu này mà không chịu liên đới bởi chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật đối với công tác san lấp mặt bằng, trách nhiệm với cộng đồng cũng như tránh xảy ra những tác động không mong muốn đến môi trường tại địa phương, xuyên suốt thời gian triển khai thực hiện dự án, Công ty Danh Việt luôn yêu cầu tất cả các nhà thầu khi kí kết hợp đồng thi công cần đảm bảo cung cấp đủ các chứng từ hợp pháp về nguồn gốc vật liệu san lấp, hóa đơn chứng từ xuất xứ cùng các hồ sơ, chứng từ bổ trợ khác theo quy định pháp luật hiện hành.

Đồng thời, với vai trò pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, mà cụ thể trong trường hợp này là thi công san lấp, các nhà thầu cũng là tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp cho toàn bộ dịch vụ do doanh nghiệp của mình cung cấp.

Nguồn gốc cát san lấp mặt bằng dự án Lạc Việt đang khá mập mờ
Nguồn gốc cát san lấp mặt bằng dự án Lạc Việt đang khá mập mờ

Theo Công ty Danh Việt, trên thực tế, quy định pháp luật hiện hành và các quy chuẩn kĩ thuật thi công xây dựng được áp dụng tính đến thời điểm này không quy định về chủng loại vật liệu được sử dụng cho hoạt động san lấp mà cụ thể trong trường hợp này là “cát mặn” hoặc “cát không mặn”. Thay vào đó, nguồn gốc hợp pháp của vật liệu san lấp chính là vấn đề quan trọng mấu chốt ảnh hưởng đến tính hợp pháp, hợp lệ của quá trình sử dụng vật liệu đó cho hoạt động san lấp mặt bằng dự án. Công ty Danh Việt cho rằng, trong trường hợp cụ thể này, Công ty Danh Việt với nguyên tắc thượng tôn pháp luật luôn tuân thủ nghiệm ngặt và tuyệt đối các điều kiện luật định cho nguồn gốc cát do mình sử dụng.

“Mập mờ”

Dù luôn khẳng định, việc đơn vị thi công sử dụng cát mặn để san lấp mặt bằng là không sai so với quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời, cát để san lấp mặt bằng có nguồn gốc rõ ràng, thế nhưng, sự thật có như những gì phía chủ đầu tư công bố?

Như chúng tôi đã thông tin, dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt có tổng diện tích 738.571,9 m2, do Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Danh Việt làm chủ đầu tư. Dự án này được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 ngày 16/4/2018. Đến thời điểm hiện tại, dù Công ty Danh Việt vẫn đang là chủ đầu tư trên giấy tờ, nhưng DRH Holdings mới là “chủ nhân” thực sự của dự án này.

Ngay trong buổi làm việc với ông Lê Văn Tân, Giám đốc Đối ngoại & Truyền thông DRH Holdings ngày 19/3, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đề nghị được cung cấp những hồ sơ pháp lý liên quan đến nguồn gốc của số lượng cát sử dụng để san lấp mặt bằng tại dự án Lạc Việt.

Thế nhưng, thay vì cung cấp những hồ sơ pháp lý nói trên, phía DRH Holdings chỉ đưa ra một số thông tin như văn bản phê duyệt đánh giá tác động môi trường, phê duyệt 1/500… của dự án.

Phối cảnh dự án Lạc Việt
Phối cảnh dự án Lạc Việt

Đặc biệt, trong những thông tin mà phía DRH Holdings gửi cho PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, có một giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Bình Thuận ký ngày 17/1/2014 cho Công ty TNHH Tuấn Tâm (Công ty Tuấn Tâm - trụ sở 39 Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4).

Nội dung của giấy chứng nhận là cho phép công ty này thực hiện dự án “nạo vét luồng lạch sông Dinh (từ cầu Tân Lý đến cảng cá Lagi) và duy tu luồng cửa biển Lagi.

Khi PV liên hệ lại phía ông Tân, để tìm hiểu thêm về vai trò của Công ty Tuấn Tâm này, ông Tân cho rằng, đây là công ty địa phương cung cấp cát cho chủ đầu tư dự án.

Tuy nhiên, khi PV đặt câu hỏi là theo hồ sơ pháp lý mà phía DRH Holdings cung cấp, không thể hiện được Công ty Tuấn Tâm có bất cứ mối liên hệ nào với chủ đầu tư.

Trả lời vấn đề này, ông Tân cho rằng: “Những gì em yêu cầu thì anh đã gửi hết rồi, em muốn xử lý thông tin theo hướng nào thì em tự làm, vì anh đang có khách khứa, anh không có ý kiến nữa”.

Mới đây nhất, trong công văn gửi Báo Tuổi trẻ Thủ đô, phía Công ty Danh Việt lại tiếp tục đưa ra một “hợp đồng kinh tế” về việc “thi công nạo vét vận chuyển sản phẩm về bãi tập kết” giữa Công ty TNHH Thương mại Tuấn Tâm và Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Huỳnh Gia Cát. Tuy nhiên, trên hợp đồng này, cũng không có bất cứ thông tin gì thể hiện mối liên quan giữa các công ty nói trên và Công ty Danh Việt cũng như DRH Holdings.

Có thể nói, dù luôn khẳng định nguồn gốc cát san lấp mặt bằng của mình là hợp pháp, thế nhưng, cho đến nay, phía chủ đầu tư dự án Lạc Việt vẫn chưa thể đưa ra được những bằng chứng chứng minh cho quan điểm của mình. Phải chăng, nguồn gốc của số lượng cát san lấp mặt bằng này thực sự “có vấn đề”, không “hợp pháp” như những gì DRH Holdings công bố? Và việc công ty này nhiều lần trì hoãn cung cấp những thông tin liên quan đến nguồn gốc cát này nhằm một mục đích nào khác sâu xa hơn?

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Đọc thêm

Quảng Nam: Gia hạn thời gian hoàn thành Khu đô thị Phúc Viên Bất động sản

Quảng Nam: Gia hạn thời gian hoàn thành Khu đô thị Phúc Viên

TTTĐ - Khu đô thị Phúc Viên tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam được gia hạn tiến độ hoàn thành đến hết năm 2025.
Hải Dương dự định xây Trung tâm logistics thứ hai ở đâu? Bất động sản

Hải Dương dự định xây Trung tâm logistics thứ hai ở đâu?

TTTĐ - Dự án Trung tâm dịch vụ logistics, cảng xăng dầu và hàng hóa sẽ được xậy dựng tại thị xã Kinh Môn (Hải Dương) rộng 348.000m2, với tổng vốn đầu tư trên 1.438 tỷ đồng.
Phải cung cấp thông tin phục vụ việc định giá đất trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu Thị trường

Phải cung cấp thông tin phục vụ việc định giá đất trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư loạt dự án “khủng” tại huyện Hòa Vang Quy hoạch - Xây dựng

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư loạt dự án “khủng” tại huyện Hòa Vang

TTTĐ - UBND huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) công bố thông tin thu hút đầu tư đối với 5 dự án “khủng” có diện tích gần 1.000ha và dành hơn 441.000m2 đất sạch để kêu gọi 74 dự án đầu tư khác, có vị trí đẹp và địa hình ổn định, thuận lợi cho các nhà đầu tư quan tâm.
Đà Nẵng: Phê duyệt giá khởi điểm quyền sử dụng 12 khu đất Quy hoạch - Xây dựng

Đà Nẵng: Phê duyệt giá khởi điểm quyền sử dụng 12 khu đất

TTTĐ - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Công văn số 1302/QĐ-UBND phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng (thuê đất) đối với 12 khu đất trên địa bàn thành phố.
Thống nhất cơ chế theo dõi, cập nhật "địa chỉ số" của thửa đất, tài sản gắn liền với đất theo thời gian thực Quy hoạch - Xây dựng

Thống nhất cơ chế theo dõi, cập nhật "địa chỉ số" của thửa đất, tài sản gắn liền với đất theo thời gian thực

TTTĐ - Ngày 26/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát, hoàn thiện 2 dự thảo nghị định: Quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản phải tập trung, thống nhất Thị trường

Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản phải tập trung, thống nhất

TTTĐ - Chiều 25/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (Nghị định quy định chung); cho ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản (Nghị định xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản).
Giải mã sức hút của “biểu tượng thịnh vượng” Sun Symphony Residence Bất động sản

Giải mã sức hút của “biểu tượng thịnh vượng” Sun Symphony Residence

TTTĐ - Vì sao Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng đang trở thành một “hiện tượng” của địa ốc 2024?
Blue Forest - Nơi tỷ lệ cây xanh gấp 3 lần tiêu chuẩn LHQ Dự án

Blue Forest - Nơi tỷ lệ cây xanh gấp 3 lần tiêu chuẩn LHQ

TTTĐ - Nằm trong “vùng đất Blue Zones” phía Đông Sài Gòn, phân khu Blue Forest, Ecovillage Saigon River đạt tỷ lệ phủ xanh đến 78%. Tỷ lệ đất cây xanh tại đây đạt 32m2/người, gấp hơn 3 lần chỉ tiêu khuyến nghị của Liên hợp quốc.
“Của để dành” tại trung tâm mới phía Đông Hà Nội Dự án

“Của để dành” tại trung tâm mới phía Đông Hà Nội

TTTĐ - Nằm kế cận công viên nước VinWonders Water Park cùng “vũ trụ tiện ích” tầm cỡ, lại dễ dàng di chuyển đến cả trung tâm Thủ đô và các tỉnh thành lân cận, phân khu Ánh Dương (Vinhomes Ocean Park 3, Ocean City) nhanh chóng đáp ứng nhu cầu an cư đẳng cấp và đầu tư bền vững của các “thượng đế” tại phía Đông Hà Nội.
Xem thêm