Tag

Độc đáo sản phẩm mây tre đan ở làng nghề trăm tuổi

Người Hà Nội 14/07/2023 17:29
aa
TTTĐ - Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 25km, làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) nổi tiếng với nghề mây tre đan đã phát triển hơn 400 năm.
Giới thiệu tinh hoa làng nghề mây tre đan Phú Vinh nức tiếng của Hà Nội tại đình Kim Ngân Những nghệ nhân lưu giữ nghề mây tre đan truyền thống

Cùng với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống nức tiếng gần xa, gần đây, nhiều người biết đến làng nghề bởi chiếc lồng bàn thủ công độc đáo được tạo ra từ những sợi mây nhỏ như sợi chỉ, có giá trị tới 30 triệu đồng.

Làm nghề từ khi lên 6 tuổi

Chiếc lồng bàn là sản phẩm sáng tạo của vợ chồng người thợ cao niên Trần Văn Khá và bà Nguyễn Thị Tiến. Mỗi chiếc lồng bàn do ông bà dày công làm nên không chỉ là những tác phẩm thủ công tinh xảo mà còn chứa trong đó là tâm huyết cả đời gắn bó với nghề của ông bà.

Ông Khá đang chuốt sợi mây cho mỏng, mịn và nhỏ để đan lồng bàn, tại nhà ở thôn Phú Vinh, Chương Mỹ. Ảnh internet
Ông Khá đang chuốt sợi mây mỏng, mịn để đan lồng bàn (Ảnh: Vnexpress)

Tâm sự về nghề truyền thống của gia đình, ông Khá cho biết: "Nghề mây tre đan ở làng Phú Vinh vốn là nghề thủ công truyền thống. Từ thời các cụ đã làm nghề này, đến đời tôi là đời thứ 4 - 5”.

Sau khi đi bộ đội về vào năm 1969, ông Khá lập gia đình và bắt đầu chuyển sang làm mây tre đan cùng vợ - bà Nguyễn Thị Tiến. Cả hai vợ chồng ông đều sinh ra và lớn lên trong làng nghề. Đặc biệt, làm nghề từ khi lên 6 tuổi, thời trẻ, sản phẩm do bà Tiến làm ra được công nhận đẹp nhất vùng nên thường được đặt làm hàng mẫu. Người phụ nữ này cũng vô địch làng về tốc độ đan nhanh gấp hai, ba lần người bình thường.

Nhờ nghề mây tre đan, gia đình ông Khá, bà Tiến đủ tiền nuôi 5 con ăn học, lo nghề nghiệp, dựng vợ gả chồng. Khi con cháu đã có cuộc sống ổn định, cặp vợ chồng luống tuổi trăn trở phải làm một sản phẩm thật độc đáo để làm rạng danh nghề truyền thống của làng.

Bà Tiến chọn chiếc lồng bàn thân thuộc với đời sống các gia đình Bắc Bộ. Một tối năm 2003, bà nói với chồng về ý định đi học kinh nghiệm đan lồng bàn. "Bà không phải học ở đâu, cứ nói ý tưởng, tôi sẽ thực hiện được", ông Khá đáp.

Từ đó, ông Khá và vợ bắt đầu hành trình làm ra những chiếc lồng bàn thủ công độc đáo vừa "thủng thẳng" giữ nghề vừa tìm tòi để tạo ra sản phẩm “để đời”.

Sáng tạo từ đôi bàn tay tài hoa

Ông Khá nói: “Để tạo ra một chiếc lồng bàn bằng mây đẹp thì cần trải qua nhiều quy trình khác nhau. Đầu tiên là khâu chọn mây đẹp, óng dai, thân thon đều mà cũng không được quá già. Khi đã chọn được những thân mây ưng mắt thì bắt đầu ngồi lóc mây, lóc những cái mấu cho nhẵn, sau đó người thợ bắt đầu chẻ. Khi chẻ mây xong thì, người thợ đem sấy cho khô, kiểm tra thấy trắng rồi phơi”.

Chiếc lồng bàn mây tre đan tinh xảo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân
Chiếc lồng bàn mây tre đan tinh xảo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân

Thời gian đầu thử nghiệm cứ chốc lát bà Tiến lại bảo sợi nan mây chưa được rồi yêu cầu chồng chuốt lại sợi cho nhỏ, mỏng và mịn hơn. Những chiếc đầu tiên ông bà đan gồm 300 sợi nan dọc (hay còn gọi là 300 công) về sau cải tiến cho sợi nhỏ như tơ, lên đến con số 1.200 công. Thời gian làm chiếc núm mất 3 ngày, làm mâm mất 7 ngày và thêm 7 ngày đan khung. Nếu tập trung, trong một tháng, hai vợ chồng ông Khá mới làm được hai chiếc lồng bàn. Có chiếc phải đến 20 ngày.

Ông Khá tiết lộ, từ năm 2003, giá chiếc lồng bàn “màn tuyn” khoảng 6 triệu đồng. Dần dần, nhiều người biết đến và truyền tai nhau, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cũng tìm đến để đặt hàng. Nhiều khách đến đặt hàng còn phải chờ 5-6 tháng mới đến lượt. "Sản phẩm lồng bàn đầu tiên vào năm đó thu hút rất nhiều người, thậm chí nhiều khách hàng và người dân khi thấy đều tỏ ra thích thú", ông Khá nhớ lại.

Vinh dự khi được trao giải cao nhất tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 như một bước đệm khích lệ tinh thần hai ông bà. Sản phẩm lồng bàn được đan bằng mây do ông Khá, bà Tiến làm chỉ nặng 290 gram đã giành giải Nhất cuộc thi này. Từ đó, nhiều du khách trong nước và quốc tế cùng nhiều doanh nghiệp đã tìm đến tận gia đình ông bà để đặt hàng.

Bà Tiến (vợ ông Khá) cho biết, từ năm 2012 đến 2014, ông bà đã được mời ra nước ngoài giao lưu, biểu diễn tay nghề mây tre đan.

"Tại một hội chợ ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), khi chúng tôi biểu diễn đan, có đông người xung quanh xúm lại xem, khi ấy, tôi thấy tự hào về nghề thủ công của Việt Nam lắm”, bà Tiến hồ hởi nói.

Giá trị mỗi chiếc lồng bàn do vợ chồng ông Khá làm ra hiện tại có giá thành lên tới 30 triệu đồng. Những chiếc lồng bàn được tạo ra bởi đôi tay tài hoa của người con làng nghề mây tre đan Phú Vinh không chỉ mang giá trị cao về kinh tế mà còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và phát triển giá trị mà cha ông để lại.

Tuy nhiên, vợ chồng nghệ nhân lớn tuổi cũng mang theo nhiều trăn trở khi những người trẻ hiện nay không mấy mặn mà với nghề truyền thống của cha ông. Bà Tiến chia sẻ: “Ngày nay, lớp trẻ có nhiều sự lựa chọn về con đường lập nghiệp. Các con tôi cũng không theo nghề bố mẹ và gia đình nhưng nhiều học trò ở xã và cũng có từ nơi khác tìm đến học nghề. Có người đến, người đi. Nhiều người không đủ kiên trì để theo đến lúc lành nghề.

Chúng tôi chỉ mong có người tâm huyết, yêu nghề, kiên trì đến học, vợ chồng tôi sẵn sàng dạy miễn phí để có thể truyền lại bí kíp làm nghề. Những chiếc lồng bàn độc đáo đó không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn là tâm huyết cả một đời làm nghề thủ công mây tre đan của những người thợ cao niên như chúng tôi”.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm