Tag

Độc đáo những phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm

Nghệ thuật 31/01/2025 09:05
aa
TTTĐ - Ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định có những phiên chợ độc đáo chỉ họp duy nhất một ngày trong năm. Rất nhiều du khách và người dân đổ về đây với mong muốn cầu bình an hay tìm một nửa yêu thương.
Hàng trăm sản phẩm OCOP có mặt tại phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao

Chợ se duyên (hay còn gọi là chợ xem mắt, chợ cầu may) họp ngay tại sân chùa Phúc Lâm, thôn Đông Thượng, xã Trung Đông (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) được coi là độc đáo bởi mỗi năm chợ chỉ họp một phiên duy nhất vào sáng mồng 3 Tết Nguyên đán.

Không ai biết chính xác phiên chợ se duyên có từ bao giờ. Theo các cụ cao niên trong thôn Đông Thượng thì nguồn gốc phiên chợ xuất phát từ tục đi lễ chùa Phúc Lâm đầu năm mới của người dân trong làng và Nhân dân xã Trung Đông nói chung.

Độc đáo những phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm
Chợ se duyên (hay còn gọi là chợ xem mắt, chợ cầu may) họp ngay tại sân chùa Phúc Lâm, thôn Đông Thượng

Xã Trung Đông là vùng đất cổ, có bề dầy truyền thống văn hóa của tỉnh Nam Định. Toàn xã có 3 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 3 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và nhiều đình, đền, chùa, nhà thờ với các hoạt động lễ hội văn hóa đầu xuân. Trong đó có phiên chợ se duyên diễn ra vào sáng mồng 3 Tết tại thôn Đông Thượng.

Bà Nguyễn Thị Hạc, người dân thôn Đông Thượng cho biết, thời gian đầu khu vực chợ chỉ bán đồ thờ cúng phục vụ việc lễ chùa đầu năm như hương hoa, tiền vàng, trái cây, dúm gạo muối theo quan niệm dân gian “đầu năm mua muối... Dần dà mọi người nhân tiện lễ chùa đi chợ cầu may, mở hàng bán vài thứ như trầu cau, bánh kẹo, đồ chơi cho trẻ nhỏ theo cha mẹ đi chúc tết và lễ chùa...

Việc mua bán chỉ là lấy may mắn đầu năm, chủ yếu là để mọi người gặp gỡ, chúc tụng nhau sức khỏe, làm ăn thuận lợi... Trai gái theo bố mẹ đội lễ lên chùa cũng từ đó mà quen nhau. Nhiều cặp trai gái quen nhau từ phiên chợ đầu năm rồi hò hẹn, tìm hiểu và sau đó đã nên duyên vợ chồng.

Độc đáo những phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm
Nhiều mặt hàng được bày bán

Từ đó người dân trong thôn tổ chức họp chợ. Từ phiên chợ này nhiều đôi trai gái gặp gỡ, tìm hiểu để thành lứa, thành đôi, vì thế người dân gọi đây là phiên chợ se duyên.

Bạn Hoàng Hải cho biết: “Vợ chồng mình nên duyên từ phiên chợ đặc biệt này. Giờ vợ chồng mình đã có hai đứa con nhưng vẫn giữ thói quen đi chợ se duyên ngày mùng 3 Tết để cầu tài lộc, bình an”.

Cũng ở huyện Trực Ninh (Nam Định) có một phiên chợ độc đáo chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày mùng 2 Tết, đó là chợ Đình thôn Nam Lạng, xã Trực Tuấn. Phiên chợ này còn gọi là chợ cầu may, chợ nghĩa hay chợ tình.

chợ Đình thôn Nam Lạng, xã Trực Tuấn
Người dân buôn bán ở chợ Đình thôn Nam Lạng, xã Trực Tuấn
Theo các cụ cao niên, phiên chợ có ý nghĩa họp để cầu mong năm may mắn, bình an, tài lộc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nam nữ se duyên, bạn bè được gặp mặt cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp nhất trong năm.

Tương truyền, chợ Đình đã có từ nhiều đời trước, xuất phát từ tục thờ thần Hoàng Quý Triều Đại Vương, em trai của Tản Viên Sơn Thần. Theo truyền thuyết, có lần Thần đi kinh lý qua cửa Thần Phù, thấy người dân tổng Văn Lãng thường chịu cảnh lũ lụt, mùa màng thất bát, bèn dạy cho cách trị thủy.

Sau đó, dân làng lập đền thờ và cứ đến mồng 2 Tết hàng năm lại tổ chức rước Thần từ đền Nam Lạng ra đình làng để mở hội chợ đầu năm ở ngay khu đất trống trước đình cầu mong Thần ban cho may mắn.

Độc đáo những phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm
Chợ Đình là nơi nhiều người cho cả gia đình đến để du xuân, cầu may cho

Ngày nay đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, phiên chợ mỗi năm trở nên đông vui, tấp nập hơn. Chợ là tập tục, nét đẹp văn hóa độc đáo trong ngày đầu xuân của địa phương, có người đến đây chỉ mua nắm muối, có người mua thịt trâu, bò, bó rau cần, quả táo... Bên cạnh đó, rất nhiều nam thanh, nữ tú đổ về đây với mong muốn tìm được một nửa của mình.

Để bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, chợ được chỉnh trang, sạch sẽ, hàng năm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa mới như: Đu quay, văn nghệ, viết thư pháp, thi đánh cờ tướng, nặn tò he…

Nhiều năm đến chợ Đình, anh Nguyễn Duy (xã Trực Tuấn, Trực Ninh, Nam Định) cho biết: “Người dân không chỉ đến đây mua hàng hóa mà chủ yếu là cầu may. Họ cầu chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Nhiều người đến chợ Đình còn để giao lưu hoặc mua một món đồ với mong muốn đường tình duyên gặp may mắn, có đôi có lứa”.

Đọc thêm

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Xem thêm