Doanh nghiệp ASEAN đối mặt nguy cơ tổn thất 750 tỷ USD do tấn công mạng
![]() |
Nghiên cứu do Cisco ủy quyền và công ty tư vấn A.T. Kearney thực hiện cho thấy, do sự mở rộng kinh tế và ứng dụng kỹ thuật số đang phát triển mạnh, khu vực ASEAN trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
![]() |
Sự kết hợp của quá trình chuẩn bị chính sách mới, không có khung quản trị thống nhất trong khu vực và thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, đánh giá thấp các nguy cơ và đầu tư chưa thích đáng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ.
Báo cáo nghiên cứu nhấn mạnh các quốc gia ASEAN đầu tư chưa thích đáng cho lĩnh vực an ninh mạng. Hiện nay, khu vực này đầu tư vào an ninh mạng ở mức trung bình cho toàn khối là 0,07% GDP mỗi năm.
Ngân sách cho an ninh mạng cần tăng lên trong khoảng 0,35% đến 0,61% GDP từ năm 2017 đến năm 2025 nhằm bắt kịp với những quốc gia đầu tư cho an ninh mạng hàng đầu thế giới (dựa trên các mức độ chi tiêu trên GDP của Israel).
Nghiên cứu ước tính tổng ngân sách các quốc gia ASEAN dành cho an ninh mạng trong giai đoạn này là 171 tỷ USD. Sự hạn chế trong việc chia sẻ thông tin, thường do thiếu tin tưởng và minh bạch gây ra, sẽ dẫn đến những cơ chế phòng thủ mạng không chặt chẽ.
Ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco ASEAN cho rằng việc đổi mới và ứng dụng kỹ thuật số là những trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế cho khu vực. Thành công của khối phần lớn phụ thuộc vào khả năng đánh bại các mối đe dọa mạng và khối doanh nghiệp cần chú trọng lưu ý vấn đề này.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho biết: Theo báo cáo năm 2017 do Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc Liên Hợp quốc thực hiện, Việt Nam xếp thứ 101 trong tổng số 193 quốc gia trên bảng xếp hạng Chỉ số An ninh mạng toàn cầu, giảm 25 bậc so với năm 2016.
Các bên liên quan cần nỗ lực cùng nhau xây dựng năng lực an ninh mạng tại Việt Nam nhằm đảm bảo rằng có thể chống lại những mối đe dọa an ninh mạng này.
Nguyên nhân các mối đe dọa an ninh mạng đang gia tăng nhanh chóng theo nghiên cứu:
Do các điểm cuối trong mạng IoT thường là các thiết bị đơn giản như thiết bị gia dụng, khiến tội phạm mạng có thể dễ dàng tấn công.
Trong năm 2016, 60% các cuộc tấn công dựa trên IoT bắt nguồn từ Châu Á, có thể do cấu hình dễ bị tổn thương của sản phẩm tại thị trường Châu Á.
Xu hướng toàn cầu về thực trạng thiếu hụt các chuyên gia an ninh mạng có kỹ năng và trình độ.
Xu hướng này được phản ánh trên toàn khu vực ASEAN. Ví dụ, Malaysia hiện có 6.000 chuyên gia an ninh mạng, nhưng quốc gia này sẽ cần 10.000 chuyên gia vào năm 2020.
Một số kỹ năng cụ thể như phân tích hành vi và điều tra số đang bị thiếu hụt trầm trọng.
Việc thiếu chuyên môn trong các lĩnh vực hỗ trợ an ninh mạng như bảo hiểm mạng – một lĩnh vực rất cần kiến thức và các khung hiệu quả nhằm đánh giá chính xác giá trị chịu rủi ro.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Techcombank mang "tinh hoa nước Pháp" về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
