Tag

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu

Nhịp sống trẻ 22/02/2022 17:16
aa
TTTĐ - Những người trẻ hiện đại đang được nhiều người gọi tên là “thế hệ nợ nần”. Lý do để giới trẻ mắc nợ có rất nhiều: Vì tâm lý “lấy ngắn cắn dài”, suy nghĩ “khổ mãi rồi sướng một lần không được à” hay vì “nợ để có động lực làm giàu”… Cứ thế, nhiều người chọn “nợ” để “mắc” vào vòng luẩn quẩn với những câu chuyện dở khóc dở cười…
Người trẻ lan tỏa lối sống đẹp, khát khao cống hiến cho cộng đồng Hướng dẫn viên trẻ bắt nhịp công việc sau thời gian dài giãn cách Giới trẻ hiện đại với nỗi ám ảnh sống theo kỳ vọng của người khác

Không giống như các thế hệ trước, những khoản tiền chi cho những việc “trời ơi đất hỡi” đang góp phần tác động đến tỷ lệ nợ nần của những người trẻ tuổi. Áp lực trả nợ thậm chí còn khiến giới trẻ cuống cuồng hơn thời khắc chấm công của dân văn phòng, ấm nước vừa sôi hay tiếng chuông đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng.

Vừa mới bước chân vào xã hội, hầu hết người trẻ vẫn chưa có tiền hoặc chưa đủ điều kiện để sắm sửa, mua xe hay mua nhà. Nhiều người chia sẻ, vấn đề phát sinh khi càng kiếm tiền càng nghèo vì họ lâm vào những khoản nợ phi lý khiến tình hình trở nên mất kiểm soát. Từ đó, cuộc sống dần rơi vào vực thẳm và bế tắc.

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu
Nhiều người trẻ trở nên "khốn đốn" với quan điểm "vay nợ để có động lực phấn đấu" (Ảnh minh họa)

Nguyễn Lê Như Quỳnh (25 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết công việc hiện tại chỉ cung cấp đủ cho cô khả năng năng chi trả tiền nhà, sinh hoạt và mua sắm một chút đồ cho bản thân. Khi muốn đi chơi cùng bạn bè hay tham gia vào một chuyến du lịch sẽ buộc Quỳnh phải thắt chặt chi tiêu, thậm chí là đi vay để có thể tham gia cùng mọi người.

“Mình của ngày trước là một người không muốn cho người khác vay tiền, cũng không bao giờ vay nợ ai. Làm ra bao nhiêu thì mình sẽ dùng từng đó. Còn hiện tại, quan điểm đó của mình đã thay đổi vì càng lớn, những khoản chi ngày càng nhiều hơn.

Đợt vừa rồi, để mua chiếc máy tính mới, mình đã vay tiêu dùng 20 triệu trả trong 12 tháng. Sau khi kết thúc thời hạn vay, số tiền sẽ chênh lên khoảng 1,5 triệu so với tiền gốc. Vì không muốn phiền mọi người và khoảng chênh cũng không quá cao nên mình thấy không có vấn đề gì với khoản vay.

Máy tính mới sẽ phục vụ cho công việc thiết kế của mình chứ không vì lý do gì khác cả nên mình tin rằng sẽ có động lực làm việc nhiều hơn khi đang có một khoản nợ cần phải trả”, Như Quỳnh nói.

Giống như Nguyễn Lê Như Quỳnh, Phạm Văn Toàn (26 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cũng quyết định “chọn nợ để mắc” khi cần một khoản tiền lớn cho việc chi tiêu của mình. Tháng 8 năm ngoái, Toàn có mua chiếc điện thoại iPhone đời mới với mức giá hơn 30 triệu đồng theo hình thức trả góp trong 12 tháng. Chàng trai trẻ cho biết, dù có thể trả thẳng vì đã tiết kiệm đủ nhưng để có 1 khoản dự phòng khi những vấn đề khác xảy ra, Toàn quyết định sẽ trả góp chiếc điện thoại qua thẻ tín dụng.

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu
Mua sắm quá tay và không có kế hoạch cụ thể khiến giới trẻ rơi vào vòng xoáy nợ nần

Khi những khoản vay nợ cho phép Văn Toàn sở hữu các món đồ vốn không tương xứng với thu nhập của mình. Việc vay để có động lực khiến chàng trai 26 tuổi tiếp tục “nhúng tràm” mua trả góp thêm xe máy và một vài đồ dùng khác. Hiện tại, Văn Toàn đã mang số nợ tương đương thu nhập cả năm ngoái khiến anh rơi vào bế tắc, khủng hoàng vì không biết phải kiếm thêm nguồn thu nhập từ đâu.

“Mình không nghĩ là mọi chuyện sẽ rơi vào hố đen như vậy. Không cưỡng lại được việc chi tiền cho thứ mình thích nên đã tính toán sai số tiền phải bỏ ra và cứ thế quá tay khiến mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bố mẹ có nói sẽ giúp mình trả nhưng thực sự mình cảm thấy chán nản lắm”, Văn Toàn bày tỏ.

Còn Hải Quân (22 tuổi, sinh viên năm cuối một trường đại học tại Hà Nội), người luôn tự nhận mình là mẫu con trai ga lăng cho biết, mỗi tháng anh chi hàng triệu đồng cho “chi phí tình yêu”. Việc đó khiến Quân ngày càng có nhiều khoản vay mà chưa biết ngày có thể trả.

“Mình vay tiền bên này để trả nợ cho bên khác. Việc đó bắt đầu sau hơn nửa năm mình có người yêu. Mỗi lần đi chơi với cô ấy, tiền ăn uống, mua sắm và nhiều thứ khác đều là mình trả. Lúc đầu vẫn ổn do công việc thuận lợi và mình thấy rằng việc chi tiền cho người yêu là điều quá bình thường.

Càng về sau, cô ấy càng đòi hỏi nhiều hơn. Trong khi đó, mình thì không thể đáp ứng nổi những yêu cầu của cô ấy nữa và hằng tháng đều phải gom góp để lo liệu các khoản nợ. Cuối cùng, bọn mình chia tay vào đầu tháng 1 vừa rồi”, Quân buồn bã nói.

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu
Người trẻ không nên vì “sang mồm”, đua đòi cùng bạn bè hay sống ảo mà “chọn nợ để vay” thay vì cố gắng làm việc, tiết kiệm và xây dựng những kế hoạch phù hợp với bản thân

Đối với phần đông người trẻ, khi có nhu cầu mua sắm các sản phẩm mình chưa có khả năng chi trả ngay lập tức, họ thường tìm đến thẻ tín dụng hay các khoản vay tiêu dùng. Mục đích của họ khi chọn vay nợ thường là đáp ứng các chi phí sinh hoạt cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, nghỉ ngơi, giải trí…

Việc nợ nần không phải là cội nguồn của mọi điều xấu xa. Biết sử dụng việc mượn nợ cho phép một số người kéo dài được thời gian cố gắng, một số thì thoát khỏi khó khăn và một số khác thậm chí còn kiếm được nhiều hơn. Đồng thời, nó cũng là con dao 2 lưỡi sắc nhọn đối với những người bị phụ thuộc vào các khoản vay này.

Tiền đề quan trọng để đưa ra cách thức giải quyết các vấn đề là mọi thứ phải xoay quanh 2 chữ “hợp lý”. Người trẻ không nên vì “sang mồm”, đua đòi cùng bạn bè hay sống ảo mà “chọn nợ để vay” thay vì cố gắng làm việc, tiết kiệm và xây dựng những kế hoạch phù hợp với bản thân.

Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025 Camera 360 trẻ

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Xem thêm